Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/04/2024, 21:45 PM

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Nhắc lại duyên khởi của buổi gặp mặt hôm nay, Thượng tọa Thích Quang Thạnh cho biết khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm năm 2024 do Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương tổ chức dành cho chư Tăng, Ni, Cư sĩ Phật tử đang là Giáo thọ, Giảng viên của 34 Trường TCPH trên toàn quốc; Khóa học được tổ chức tại Sandy Beach Resort (số 21 đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn). Nhận lời thỉnh nguyện của Ban Giám đốc Sandy Beach Resort, Ban Tổ chức khóa học đã dành 2 buổi tối để chia sẻ Phật pháp đến với Phật tử tại thành phố. Tại đây chúng ta nên hướng niệm tri ân đến các nhân duyên thù thắng này.

Với chủ đề “Giữ vững Niềm tin”, Thượng tọa Thích Quang Thạnh đã nhấn mạnh vai trò của người Cư sĩ Phật tử rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển Phật pháp trong mọi thời đại. Nó là nền móng vững chắc để cùng với chư Tăng Ni xây dựng ngôi nhà Phật pháp vững chắc tại thế gian.

Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN.

Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN.

Để hoàn thành trách nhiệm mà đức Phật giao phó, mỗi người Phật tử chúng ta phải biết hoàn thiện kiến thức Phật pháp, rồi đem kiến thức Phật học đó ứng dụng vào cuộc sống đời thường. Phật pháp được bền vững ở thế gian là nhờ vào sự tinh tấn của hàng Phật tử sống đúng trong chánh pháp, thể hiện qua cách ứng xử trong đời sống hàng ngày với cộng đồng xã hội. Nó không phải là ở bên ngoài mà được; cho nên mỗi chúng ta phải “Giữ vững Niềm tin” để thực hành lời Phật dạy.

Niềm tin là nấc thang đầu tiên và quan trọng để giúp cho Phật tử có định hướng và dũng khí tiến tới trong con đường học Phật. Người Phật tử theo Phật là phải hiểu đức Phật, hiểu giáo pháp của Ngài để trân quý và hành theo.

Quý Phật tử đang hiện hữu bây giờ và ở đây đều là những người đang có niềm tin với Phật giáo. Tuy vậy, niềm tin đó có được trường tồn và lớn mạnh hay không còn đòi hỏi chúng ta phải bồi đắp bằng cách thực hành lời Đức Phật dạy.

Muốn giữ vững niềm tin tuyệt đối với đức Phật thì chúng ta phải biết áp dụng lợi dạy của Ngài vào đời sống, thấy được lợi ích thiết thực của Phật pháp mang đến với cuộc đời này. Do vậy chúng ta phải thường xuyên nghe Pháp, thường thân cận chư Tăng để được hướng dẫn con đường thực hành thích hợp nhất với từng hoàn cảnh khác nhau, để không bị lung lay trước những biến cố của cuộc sống.

Thượng tọa khuyến khích cho Phật tử phải biết nhìn nhận vào Đức Phật lịch sử để củng cố thêm niềm tin của mình. Ngài là một con người có thực như chúng ta, Đức Phật đã giác ngộ giải thoát từ những phương pháp thực hành thực tế và Ngài làm được thì chúng ta cũng làm được. Đối với Phật tử miền Trung nói chung và Phật tử Đà Nẵng nói riêng có đã có truyền thống thâm tín Phật pháp từ bao đời nay, đó là nét đặc thù và đẹp đẽ. Hy vọng bây giờ và về sau cũng vậy, chúng ta phải lấy đó làm tự hào và phát huy. Đừng để bị sự cám dỗ của thế sự đời thường mà đánh mất vẽ đẹp thiêng liêng này.

Thượng tọa cũng khuyên Phật tử tin vào Phật là nương theo giáo pháp của Ngài để tu tập, chứ không phải mặc khải hay phó thác cuộc đời mình cho Phật. Phải hiểu rõ điều này để tránh rơi vào mê tín, tà kiến.

Tin Pháp là liều thuốc để giúp chúng ta thoát khỏi mọi trói buộc, chấp trước dẫn đến khổ đau trong cuộc đời.

Tin Tăng là người đã từ bỏ các sở hữu vật chất của thế gian để một bề hoằng truyền Phật pháp, đem các phương pháp tốt nhất để giúp cho nhiều người ra khỏi khổ đau.

Phật tử muốn góp phần bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp; khi đó chúng ta không cần phải hô hào bảo vệ Phật pháp thì đạo Phật vẫn mãi được tồn tại và lớn mạnh.

Giáo pháp có rất nhiều, chúng ta phải có bổn phận tìm hiểu để chọn cho mình một Pháp thích hợp nhất để thực hành. Chánh niệm từng giờ với pháp hành đó thì nhất định có nhiều lợi lạc trong cuộc đời này.

Kết thúc buổi thuyết giảng, Thượng tọa Thích Quang Thạnh khuyên Phật tử nên giữ vững niềm tin để đủ vững chãi cùng với chư Tăng Ni làm được nhiều điều lợi lạc cho nhân sinh.

Một cách bảo vệ chánh Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm