Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/09/2021, 14:00 PM

Nấm ăn nhựa - Giải pháp làm sạch hành tinh

Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu của Yale đã phát hiện ra một vài loại nấm ăn nhựa có màu nâu nhạt, có thể sống trong môi trường có hoặc không có oxy, đặc biệt phân hủy và tiêu hóa polyurethane trước khi biến nó thành chất hữu cơ.

"Cơn ác mộng về rác thải nhựa"

Các nghiên cứu cho thấy những loại nấm có thể phân hủy nhựa trong vài tuần hoặc vài tháng, hơn nữa còn có khả năng tạo ra một loại thực phẩm giàu protein cho động vật, con người hoặc thực vật.

Vào năm 2014, dự án của Đại học Utrecht cũng đã từng chứng minh rằng một số loại nấm có thể ăn được sau khi tiêu thụ nhựa. Katharina Unger, nhà thiết kế đứng sau dự án, cho biết nấm thu được có vị "ngọt ngào với mùi hoa hồi hoặc cam thảo", trong khi kết cấu và hương vị phụ thuộc vào chủng cụ thể.

Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành để đánh giá tính áp dụng và khả thi của các loại nấm “ăn nhựa”.

Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành để đánh giá tính áp dụng và khả thi của các loại nấm “ăn nhựa”.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Rajasthan ở Ấn Độ, nấm ăn nhựa đôi khi có thể hấp thụ quá nhiều chất ô nhiễm trong sợi nấm của chúng và do đó không thể tiêu thụ được do chứa một lượng lớn chất độc. Tuy vậy, nghiên cứu loại nấm ăn nhựa có thể là giải pháp cho hai vấn đề lớn tồn tại trên thế giới hiện nay: quá tải rác thải nhựa và khan hiếm thực phẩm.

Kể từ những năm 1950, con người đã tạo ra khoảng 9 tỷ tấn nhựa, trong đó chỉ 9% được tái chế, 12% số đó bị đốt và 79% còn lại tích tụ trong các bãi chôn lấp tự nhiên hoặc trôi nổi trên bề mặt đại dương. Giữa cuộc khủng hoảng môi trường, các nhà nghiên cứu hiện đang xem xét các phương pháp để giảm thiểu rác thải nhựa. Trong đó kể đến giải pháp phát triển loại nấm có khả năng tiêu thụ polyurethane - một trong những thành phần chính trong các sản phẩm nhựa.

Nếu chúng ta có thể tìm ra cách để khai thác sức mạnh của những loại nấm ăn nhựa này thì đây có thể là chìa khóa để làm sạch hành tinh của chúng ta trong tương lai. Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành để đánh giá tính áp dụng và khả thi của các loại nấm “ăn nhựa”.

Nhà sư Myanmar góp phần vào việc tái chế rác thải nhựa

Let's Do It Hanoi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

Xem thêm