Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/11/2023, 17:00 PM

Năm bộc lưu

Giữ thân tâm thanh tịnh đã đành, không còn các sở hành, xả bỏ được các thói quen xấu ác đã huân tập đã đành, giữ chánh niệm, hiểu chánh pháp,...nhưng sao nữa. Phải vượt năm bộc lưu chứ không phải không đứng lại, không bước tới là giai thoát, là chứng đạt.

Rất nhiều clip pháp thoại của các vị tôn túc, cao tăng đầy uy tín giảng về Kinh Năm Bộc Lưu : “….Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu…”.

I: Bộc Lưu (S.I,1) [01]

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Vị Thiên):

Từ lâu, tôi mới thấy Bà-la-môn tịch tịnh. Không đứng, không bước tới, Vượt chấp trước ở đời.

Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trên đây là toàn văn bài Kinh Bộc lưu trong Tương Ưng Chư Thiên đã được nhiều vị tôn túc trạch giảng trong nhiều Pháp thoại mà thực ra chỉ lập lại lời kinh, chứ không khai mở tí nào về ý nghĩa sâu sắc của Đức Phật. Đơn giản điểm mấu chốt của bài kinh đó là cái khoá về bộc lưu (dòng thác).

Không ai xác định được vị trí của mình đang ở đâu nơi mà năm dòng bộc lưu đổ xuống (dục-hữu-kiến-vô minh-ái). Đã gọi là dòng thác thì hãy tưởng tượng lưu lượng ầm ào đến thế nào. 

Vậy mà các diễn giả cứ nhắc lại“…Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu…”. Không diễn đạt được khi bảo “không đứng lại, không bước tới”. Đã không đứng lại là bước tới, đã không bước tới là đứng lại. Không thể biến mất vào hư không hay lơ lửng như quyền phép siêu phàm một là chìm, hai là trôi dạt.

Nếu bạn đọc bài Thiền xả tâm thì sẽ rõ hơn:

Giữ thân được nhẹ nhàng

Giữ tâm khéo giải thoát

Không còn các sở hành

Chánh niệm không tham trước

Hiểu rõ được chánh pháp

Không tầm tu thiền định

Không phẫn nộ vọng niệm

Không thuỳ miên giải đãi

Như vậy vị tu sĩ

Sống giữa những chướng ngại

Đã vượt năm bộc lưu

Nay gắng vượt thứ sáu

Như vậy tu thiền tư (xả)

Giữ thân tâm thanh tịnh đã đành, không còn các sở hành, xả bỏ được các thói quen xấu ác đã huân tập đã đành, giữ chánh niệm, hiểu chánh pháp,...nhưng sao nữa. Phải vượt năm bộc lưu chứ không phải không đứng lại, không bước tới là giai thoát, là chứng đạt.

Người ta không hiểu rõ toạ độ đầy hiểm hoạ của con người khi đang ở phía dưới dòng thác ấy, khi đang bị nhấn chìm với tham sân, với dục, với hữu, với kiến, với vô minh, với ái. (Toạ độ 0). 

Xem qua đây để thấy cõi 1 (cõi trời) và 2 (cõi người) ứng với tâm điểm xuất phát, nơi cận kề mạch nguồn cuả năm bộc lưu sẩy chân là bạn trôi dạt đến tận đáy theo qui luật nhân quả. Do đó, bạn phải nhận chân rằng đang ở đâu. Nếu ở hai cõi 1 và 2 thì việc giữ gìn thập thiện, ngũ giới, hành trì chánh pháp. Nhưng nếu bạn đang “bơi” hì hục trong bốn cõi 3,4,5 và 6 thì mỗi một sát na luôn hành trì chánh Pháp, rèn giũa cả thân, khẩu, ý để may ra chuyển dần nghiệp quả bạn ạ.

Đừng tưởng ở cõi trời là duyên lành luôn bên bạn. Rất nhiều con người phàm tục may mắn được thừa hưởng phúc lành, sống ở cõi trời (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu…) nhưng đang lần lượt tra tay vào còng đấy bạn thấy không? Nói cách khác cõi trời không phải là một trú xứ an định mà chỉ là một toạ độ dễ di dịch, biến đổi không ngừng nghỉ. Bạn có thể (như người leo núi một cách khó khăn) đi lên theo hướng dương vô cực hay đi xuống (thực dễ dàng) theo hướng âm vô cực. Nghiệp quả đều do bạn. 

01

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Xem thêm