Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/05/2014, 17:48 PM

Nền giáo dục trí tuệ nói lên sự thật

Sáng nay, 30/5, Tulku Yangten Rinpoche đã quang lâm tại buổi giảng Pháp đầu tiên với chủ đề về Tứ Diệu đế. Mở đầu, Ngài sách tấn phật tử Việt Nam về tầm quan trọng của việc học hỏi giáo lý đối với quá trình tu tập.

Trong kho tàng pháp bảo 84000 pháp môn, thì mọi pháp môn của đức Phật đều có thể cải đổi tâm niệm phiền não tiêu cực trở thành tâm từ bi bác ái, để con người mở rộng lòng thương yêu nhau. 

Con người sinh ra và sống ở đời này đều khát khao hạnh phúc miên viễn. Phật pháp giúp con người cải đổi, con người chuyển đổi vì muốn chính mình và mọi người được hạnh phúc, cũng như không muốn khổ đau cho mình và mọi người. Hạnh phúc và khổ đau không phải tự nhiên mà có, mà mọi thứ đến với con người đều có nguyên nhân. Nguyên nhân ấy chính là những gì mà con người đã tạo ra trong cuộc sống, nếu ta muốn hạnh phúc, nên chăng ta hãy tạo ra những việc làm đem đến sự an toàn và niềm vui cho người khác, như lời Dalai Lama đã dạy: “Nếu bạn mong muốn người khác được hạnh phúc, bạn chỉ cần tu hạnh Từ bi bác ái, nếu bạn muốn chính mình cũng được hạnh phúc, bạn cũng cần nuôi dưỡng lòng Từ bên trong”.
 Tulku Yangten Rinpoche  đang thuyết giảng
Để phát triển được lòng từ, phật tử cần học và hành pháp từng ngày trong cuộc sống: Mỗi sáng sớm thức dậy, chúng ta nghĩ nhớ đến lời Phật dạy rằng cuộc sống này đáng quý, nguyện đem từng phút giây được sống để làm lợi ích cho người khác.

Trong thời gian rảnh rỗi, phật tử nên học Tam Tạng kinh, luật, luận cùng với bạn đồng tu để cùng nhau tăng trưởng tín tâm. Trong một ngày tiếp xúc với công việc, phật tử luôn nhớ lời Phật dạy để tránh dữ làm lành.

Lời Phật dạy quý giá hơn mọi thứ quý trên đời này, vì những lời ấy mang giá trị vượt thời gian và không gian, mang lại cho con người sự bình yên và hạnh phúc miên viễn nếu con người làm theo những lời dạy của Phật. Những lời dạy rạng ngời trí tuệ ấy phát khởi từ tâm từ bi của đức Phật, vì Ngài hiểu được ước mong của chúng sinh về sự hạnh phúc, Ngài chuyển Pháp luân lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển về chủ đề Tứ Diệu Đế, bao gồm sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, con đường tận diệt khổ đau. Đó là toàn bộ nền tảng của Phật Pháp.

Đức Phật nhắc đến sự thật về khổ đau trước tiên khi thuyết pháp, vì Phật giáo là nền giáo dục trí tuệ nói lên sự thật, để con người nhìn thẳng vào thực tế, họ đối diện với khổ đau mới có thể nhận diện được khổ đau, vì con người cảm thấy khổ đau nên họ mới mong ước được thoát ra khỏi khổ đau. Nhận diện được khổ đau quan trọng tương tự như sự cần thiết để chuẩn đoán được bệnh tật để có thể tìm ra phương pháp chữa bệnh.

Phật Pháp chỉ ra rằng, những khổ đau về thân và tâm mà con người cảm nhận được trong cuộc sống thực ra hết sức bình thường, không hoàn toàn là khổ đau thật sự, vì con người sinh ra trên đời này mang thân thể có bốn thành phần đất nước gió lửa hội tụ và xung đột, mọi thứ hữu hình đều mang tính chất hữu hạn.

Khi con người còn đang trẻ trung, khỏe mạnh, họ không thích nghe nói về khổ đau, nhưng vẻ ngoài trẻ trung, sự khỏe mạnh không còn mãi, quy luật lão bệnh tử chi phối không trừ một ai, con người ngày nay chăm sóc thân thể vì muốn kéo dài thời gian cho cái khổ đến với thân này chậm hơn. Từ đó thêm một loại khổ xuất hiện trong tâm người, mang tên cầu mong mà không được.

Trong đó, những điều mình không cần nỗ lực nghĩa là không cần cố gắng làm gì để thân này gia đi, yếu đi, xấu đi, những điều đó thuộc về tự nhiên. Vậy nên chăng con người cần chấp nhận quy luật tự nhiên một cách tự tại an nhiên.

Sư khổ đau mà cả nhân loại đều có thể cảm nhận và đang chia sẻ chịu đựng cùng nhau, sự khổ đau đó có thể nhẹ nhàng hơn. Song sự khổ đau vi tế và trầm kha nhất lại là những gì mà con người vẫn nghĩ đó là hạnh phúc, là sung sướng, thỏa mãn, như là mãn nguyện về vật chất. Tuy rằng, khi con người sở hữu và thỏa mãn được nhiều thứ trên đời, họ cảm giác mãn nguyện vui vẻ, cảm nhận đó là có thật, nhưng nó chưa phải là hạnh phúc có thật. 

Ví dụ như niềm hạnh phúc của con người là sở hữu một ngôi nhà to đẹp. Niềm hạnh phúc đang biến hoại vô thường theo từng giây từng phút trôi qua.

Vì sở nguyện của con người là không điểm dừng, nên khi đã có nhà đẹp, cảm giác mãn nguyện tự hào cũng phai nhạt theo thời gian.

Bên cạnh đó, những gì hữu hình đều mang tính chất hữu hạn, đặc biệt một ngôi nhà to đẹp được xây dựng trên biết bao mồ hôi nước mắt của những người thợ xây, và cũng từ bao nhiêu tiền bạc do mình đánh đổi thời gian, sức khỏe để có được. 

Niềm hạnh phúc vì có được nhà đẹp trên thực tế phụ thuộc vào vận may bên ngoài. Vận may ngoài tầm kiểm soát của mình, con người không thể biết được khi nào mình còn nó, khi nào mình sẽ mất nó, sống trên sự bất an của chính mình, và sự khổ sở của người khác như vậy đâu có thể gọi là hạnh phúc đích thực?

Từ đó, ta có thể thấy phiền não tạo nên nghiệp quả, nghiệp quả chính là hành động tạo tác qua thân, thân này mang bao nhiêu nỗi khổ để rồi lầm tưởng mọi thứ mang quy luật vô thường cũng là hạnh phúc, đó là sự khổ tận cùng, một căn bệnh trầm kha của nhân sinh do tam độc tham sân si gây ra, tam độc tham sân si này ở mỗi người đang ngủ ngầm, chỉ khi đối tượng lục trần xuất hiện, tính tham tạo nên sự sân hận, sự sân hận lên đến đỉnh điểm cũng chính là cội rễ của si mê, không còn khôn ngoan. 

Nói một cách khác, tham lam sân hận cũng bắt nguồn từ sự mê lầm của con người do họ không nhận ra bản chất không thường còn của mọi vật trên đời này. Phật pháp dạy con người đối trị với tam độc tham sân si bằng từ bi bác ái. Lòng từ thương yêu rộng lớn bắt nguồn từ trí tuệ tỉnh thức. Trí tuệ ấy như tấm gương trong sáng trong sâu thẳm tâm trí mỗi người, con người lớn lên cùng với thời gian, từng ngày từng giờ trôi đi để lại lớp bụi tham sân si của cuộc đời lên mặt gương, che mờ đi những điều thiện lành. 

Vì vạn vật trên đời này đều là vô thường, nước sạch rửa sạch một tấm gương, tâm con người cũng có thể thoát ra khỏi phiền não nhờ tu tập theo những lời Phật dạy. Con người cần đối trị phiền não theo trình tự từ thô tế đến vi tế bằng phương pháp hành trì Giới – Định – Tuệ. Khi Phật tử giữ giới thanh tịnh, giới chính là những hàng rào ngăn con người không phạm sai lầm dẫn đến việc sa ngã xuống vực thẳm phiền não, họ sẽ có được sự an ổn để tu hành thiền định và áp dụng lời Phật dạy để đạt được sự định tĩnh về thân và tâm, khi tâm đã an định, mọi vọng niệm vắng lặng, trí tuệ chân thật hiển bày, soi sáng cho con người tìm ra đâu là hạnh phúc đích thực.

Hạnh phúc có thật là hạnh phúc không phụ thuộc vào bất cứ điều gì từ bên ngoài, hạnh phúc là những gì vô hình nên niềm hạnh phúc mới có thể vô lượng vô biên. Niềm hạnh phúc chỉ có thể lan tỏa khi con người cho và nhận niềm tin và tình cảm đến với nhau, và cùng làm lợi ích cho nhau.

Vì mục đích làm lợi ích cho cộng đồng, xã hội, dù là việc mình không thích thì phật tử vẫn nên cố gắng dấn thân thực hiện, vì việc gì không cực nhọc sẽ không có kết quả. Còn việc gì không có lợi ích cho người khác thì ta nên tạm gác lại. 
                                                                       
Diệu Hòa (ghi)
Tulku Yangten Rinpoche 

Ngài sinh năm 1978 tại Tây Tạng & xuất gia từ năm 7 tuổi. Đến năm 10 tuổi, sau hơn 2 năm tu học, Ngài được xác nhận & chứng thực là thân tái sinh đời thứ III của Yangten Rinpoche, Đạo sư của tu viện Sera ở Tây Tạng.

Năm 13 tuổi Ngài rời Tây Tạng đến Ấn Độ tiếp tục theo học CT tiến sĩ Phật học. Chỉ sau 14 năm học, vào năm 27 tuổi, Ngài đã thi đậu kỳ thi Tiến sĩ Phật học bậc cao nhất (Geshe Lharampa) của Tây Tạng.

Sau đó Ngài tiếp tục theo học 3 năm tại Mật viện Guyto tại Dharamsala, Ấn Độ.

Trong thời gian 17 năm học. Rinpoche vẫn vừa học vừa giảng Pháp cho các tăng sinh và viết sách, nghiên cứu. Năm 23 tuổi, Rinpoche đã viết & xuất bản 1 sách về Trung Quán Luận đồng thời phụ trách viết bài cho Tạp chí của tu viện & thực hiện nhiều nghiên cứu, bài viết khác nhau.

Từ 2008 đến nay, Ngài được Đức Dalailama XIV cử về làm việc kề cận bên Đức Ngài tại Dharamsala, phụ trách kết tập giáo điển tất cả các bài giảng của Đức Dalailama XIV và Phụng sự việc giảng Pháp & việc truyền giới Tỳ kheo cho tu sĩ của Đức Ngài tại Ấn Độ và nước ngoài. 

Song song với việc Phụng sự Đức Dalailama XIV, Rinpoche thường đi giảng Pháp tại Ấn Độ và các nơi trên Thế giới theo chỉ định của Đức Dalailama XIV & theo sự thỉnh mời của Phật tử của nhiều nước trên Thế giới.

Với thời gian Phụng sự bên Đức Dalailama XIV & 17 năm làm Thày của Rinpoche, những bài Pháp Rinpoche ban cho Đạo hữu tại Đạo tràng Himalaya thực sự là dòng Pháp nhũ trân quý. 

Ngài sẽ dành cho Phật tử Việt Nam những buổi giảng Pháp vào lúc 10h00-12h00 & 17h - 17h30 tất cả các ngày từ Chủ Nhật 1/6 đến hết thứ Sáu 6/6/2014

Địa điểm: Đạo tràng Himalaya, 51A Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm