Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/08/2023, 20:53 PM

Nếu không trừ ác thì ác chẳng tuyệt khổ quả chẳng dứt

Phật răn đe chúng sanh: “Ta bảo các ông, năm ác, năm khổ, năm thiêu như thế, luân chuyển sinh nhau, nếu phạm điều này, phải trải đường ác”.

Chúng sanh trong ác đạo ba độc quá nặng; thường lấy “năm ác” làm nhân, “năm khổ” làm quả. Đức Phật đã nhiều lần giảng rõ về nhân ác, quả khổ để chúng sanh biết mà kiêng sợ. Ngài lại thường luôn tận tụy chỉ bày, khuyên lơn chúng sanh phải nên đoan chánh thân tâm, đoạn ác tu thiện, chẳng nên quên lãng công phu Tịnh nghiệp, chiết phục ác nghiệp để khỏi phải hối hận về sau.

Bởi do ba độc (tham, sân, si) lừng lẫy luôn xoay vần luân chuyển, hộ trợ lẫn nhau, nên nếu không trừ ác, thì ác chẳng tuyệt, khổ quả chẳng dứt. Đời này bị đau khổ, đời sau bị thiêu đốt; điều này làm cái nhân để sanh ra điều kia cứ thế mà luân chuyển sanh nhau, không có chổ ngừng dứt. Trước hết, điều ác sanh ra nỗi đau khổ và thiêu đốt; tiếp đó, từ thiêu đốt lại sanh ra các điều ác và đau khổ khác. Cái này, cái kia lần lượt sanh ra nhau không lúc nào ngớt; giống như gà đẻ ra trứng, trứng lại nở ra gà… Ác, đau khổ và thiêu đốt lần lượt sanh lẫn nhau nên kẻ dám phạm vào ngũ ác thì ắt sẽ mãi mãi lăn lóc, trải thân trong đường ác.

Cội gốc của cái tâm tham dục chính là “si dục”. Do ngu si nên không biết cái gì là phải quấy, cong vạy, cái gì là ngay thẳng.

Cội gốc của cái tâm tham dục chính là “si dục”. Do ngu si nên không biết cái gì là phải quấy, cong vạy, cái gì là ngay thẳng.

Phật nêu lên tướng trạng của khổ quả để răn đe chúng sanh; ngõ hầu khiến họ dứt bỏ nhân ác, quả khổ. Quả khổ là trong hiện đời, trước phải bị lãnh chịu các thứ bệnh tật không chửa trị được, hoặc các ương họa như thủy tai, hỏa tai, hình phạt…. Sầu khổ muôn mối dồn dập, chẳng thoát khỏi được; đến mức mong sống chẳng được, cầu chết cũng không nổi; cốt là để làm gương chỉ cho đại chúng đều nhận biết rành rõ là: Nhân quả chẳng dối, khổ chính cái quả do việc ác chiêu cảm, mà sanh lòng kiêng sợ. Nhưng, đấy cũng chỉ là hoa báo trong đời hiện tại mà thôi, đến lúc mạng chung, lại còn bị đọa vào ba đường ác đạo phải chịu lắm nỗi lo buồn, đau đớn thảm thiết nhất, ví như ngọn lửa địa ngục dữ dội thiêu cháy thân tâm; đó mới chính là quả báo, tức là năm sự thiêu đốt vậy!

Trong trận lửa địa ngục, oan gia lại gặp gở nhau; kẻ ác vì đau đớn quá mức nên nổi cơn sân hận, đâm ra tàn sát, đả thương lẫn nhau. Ðó chính là trong khi bị thiêu đốt lại gây thêm tội ác, kết thành đại oán cừu, oan oan tương báo, đòi nợ lẫn nhau. Từ bé xé ra to, nổi khổ quá mức kịch liệt, càng lúc càng tăng thêm phiền toái, khốc liệt, chẳng lúc nào hết. Bởi vì chúng sanh đã bị lọt vào ác đạo rồi mà vẫn còn làm ác chẳng thôi, nên khiến cho các khổ càng thêm tăng trưởng, tai họa càng thêm sâu nặng, nên lâu ngày kết thành cái khổ lớn lao quá mức.

Các nhân ác đều là do lòng tham đắm, nhiễm trước tài, sắc mà gây ra; hoặc là do tham tiền tài của cải, hoặc là do tham sắc tình nam nữ, hoặc là tham cả hai thứ ấy. Kinh Bảo Tích dạy: “Tà niệm sanh ra tham đắm, tham đắm sanh ra phiền não”.

Tham đắm là cái tâm tham đến mức kiên cố, chẳng biết chán đủ. Thế nhân có lắm nhiều thứ tham dục, nhưng tài, sắc là hai thứ tham dục lớn nhất. Con người tạo ác, cũng là do bởi tham đắm vinh hoa, tham đắm cái vui hiện tại, không chịu thi ân, đem tài vật ban bố thí cho người nghèo khổ. Chẳng thể bố thí là tướng trạng của lòng keo kiệt, chỉ biết tự cầu sướng thân, tự cầu khoái ý, tự cầu danh văn lợi dưỡng để thỏa mãn tấm lòng tham đắm của mình.

Cội gốc của cái tâm tham dục chính là “si dục”. Do ngu si nên không biết cái gì là phải quấy, cong vạy, cái gì là ngay thẳng. Người có trí huệ thì chẳng hề tham đắm! Còn những kẻ ngu si thì thường nghĩ tưởng đến dục cảnh nên bị ái dục bức bách. Bởi đó mà cứ muốn làm tổn hại người khác để mình được lợi, chỉ ham giàu sang vinh hiển, chỉ cầu khoái ý trong phút chốc, chẳng mong nhẫn nhục tu thiện, tích lũy phước báo cho mai sau. Nhưng oai thế nào còn mãi, phút chốc bị diệt mất. Đạo trời lồng lộng, tự nhiên tỏ rõ. Hễ tạo ác tất nhiên quả khổ sẽ hiễn bày rõ ra; nhân quả báo ứng chỉ là đạo lý tự nhiên.

Do tam độc tạo ra nhân ác, thì nhất định phải chịu lấy ác quả đớn đau, thiêu đốt. Kẻ tạo tội ác, tâm thường hoảng sợ chẳng lúc nào được yên ổn; nên lúc lâm chung kinh hoàng, hoảng hốt, không nơi nương dựa, một mình sống, một mình chết, không người bầu bạn, bơ vơ đi vào năm đường ác đạo; xưa nay đều là như vậy, thật là đau khổ đáng thương!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất

Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024

Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.

Mẹ là chính một kỳ quan

Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024

Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...

Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình

Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024

Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.

Nhàn hạ đích thực

Góc nhìn Phật tử 20:08 12/11/2024

Trong một buổi chiều mùa thu yên ả, khi ánh mặt trời dịu dàng rải xuống từng tia nắng ấm, tôi ngồi dưới bóng cây bồ đề trong sân chùa, lặng lẽ quan sát những chiếc lá rụng lác đác trên mặt đất.

Xem thêm