Ngẫm về chánh pháp từ một lễ tang
Đó là một lễ tang được tổ chức tại Nhà tang lễ Quân y viện 354. Trong không gian hương trầm u buồn, không kèn trống ồn ào, từng đoàn người lặng lẽ xếp hàng giãn cách, đeo khẩu trang vào viếng với 1 cành hoa nhỏ thôi để bảo vệ môi trường thiên nhiên theo di nguyện của người quá cố.
TS Vũ Thế Khanh hướng dẫn cách tính ngày giờ mất phạm trùng tang
Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ tang
Lễ tang của một gia đình ở Hà Nội mới đây được tổ chức tại Nhà tang lễ Quân y viện 354, chỉ gọn trong 2 giờ đồng hồ từ 13:00 đến 15:00 ngày 13/5/2020. Trong không gian hương trầm u buồn, không kèn trống ồn ào, từng đoàn người lặng lẽ xếp hàng giãn cách, đeo khẩu trang vào viếng với 1 cành hoa nhỏ thôi để bảo vệ môi trường thiên nhiên theo di nguyện của người quá cố vốn là một Phật tử thuần thành.
Thi hài được điện táng; không vòng hoa, không phúng điếu (đã ghi rõ ngay trong Cáo phó). Không rải vàng mã trên đường đưa tang mà gia đình rải những cánh hoa hồng…
Trao đổi với thành viên tang quyến, chúng tôi được biết việc tổ chức tang lễ là theo di nguyện của người đã khuất. Bởi vì bà (người đã được tổ chức tang lễ) từng chứng kiến những đám tang với rất nhiều vòng hoa chỉ gồm những hoa nilon, hoa giả vừa không tôn trọng người chết, vừa khó tiêu hủy gây ô nhiễm môi trường và thật lãng phí không cần thiết. Việc rải những cánh hoa hồng trên đường đưa tang cũng không ngoài mục đích nhân văn đó.
Quan điểm của Đảng, Chỉ thị của Chính phủ và Giáo hội về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ tang
Ngày 12/01/1998 Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 27/CT-TW về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Để thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của Bộ Chính trị, ngày 28/3/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Theo đó, yêu cầu tất cả các ngành, các cấp có kế hoạch cụ thể triển khai làm tốt các nội dung nêu trong Chỉ thị của Bộ Chính trị.
‘Tâm tang’ Hòa thượng Thích Trí Quang
Sau 20 năm thực hiện Chỉ thị, ngày 09/02/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/ CT-TTg về việc đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Đã có đánh giá về việc tang như sau:
“Việc tang đã được tổ chức nghiêm trang, tiết kiệm loại bỏ các tập tục, tập quán lạc hậu, hạn chế việc tổ chức linh đình ồn ào, không đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự công cộng. Nhiều địa phương vận động nhân dân thực hiện quy định về sử dụng nhạc tang, phúng viếng, khuyến khích phục vụ vòng hoa luân chuyển, câu lạc bộ trợ táng, an táng phù hợp với điều kiện địa phương, theo hướng văn minh gắn với quy hoạch nghĩa trang nhân dân, hỗ trợ gia đình thực hiện hỏa táng”.
Hội nhập giữa Phật Giáo và tang ma truyền thống
Bên cạnh đó vẫn còn những việc làm chưa tốt, đó là:
“… đốt nhiều đồ mã, rải vàng mã và tiền trên đường đưa tang, khóc thuê, để thi hài quá lâu, xây dựng lăng mộ phô trương”.
Đồng thời chỉ rõ cần chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức tang lễ văn minh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, vùng, miền, dân tộc.
Công văn số 016/CV-HĐTS ngày 6/1/2020, do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã nêu rõ: Để gìn giữ sự trong sáng của chính pháp khi tổ chức, thực hành các nghi lễ cần phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ rườm rà, không đúng chính pháp của Phật giáo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm