Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/03/2019, 19:33 PM

Ngày Quốc tế Phụ nữ vinh danh Ni trưởng Phạm Thị Bạch Liên (tức Diệu Thông-Huyền Trang) trong phim "Biệt Động Sài Gòn"

Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03 là ngày trên toàn thế giới tôn vinh những người phụ nữ, BBT xin trân trọng kính giới thiệu đến quý bạn đọc 1 trong “những thiên thần đường phố” - Danh Ni “Biệt động Sài Gòn”: Ni trưởng Thích Nữ Huyền Trang.

Thích Nữ Huyền Trang, vị Danh Ni “Biệt động Sài Gòn”, ấu niên xuất gia Y chỉ với Trưởng lão Ni Như Hoa (1909-1989), Ni trường Phước Huệ, Sa Đéc, pháp danh Diệu Thông, pháp hiệu Huyền Trang, tục danh Phạm Thị Bạch Liên, sinh năm 1931 (Tân Mùi) tại làng Tân Dương, nay thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Song thân đều là nhà giáo ưu tú, sau này, thân phụ và hiền mẫu của Ni trưởng đều xuất gia đi tu.

Bài liên quan

Thân phụ của Ni trưởng tục danh Phạm Văn Vọng sau khi xuất gia trở thành Hòa thượng Thích Giác Quang (1891-1969, tục danh Phạm Văn Vọng, khai sơn chùa Thất Bửu, Châu Thành, chùa Thất Bửu (chùa Phật Nhỏ) núi Cấm, An Giang, chùa Kim Bửu, quê nhà Tân Dương, Sa Đéc, tại Sài Gòn. Hòa thượng chính là người khai sơn các chùa Bổn Nguyện, chùa Liên Trì, Chùa Tam Bảo, chùa Trúc Lâm. . . Tất cả các ngôi tự viện này đều là cơ sở nuôi giấu chiến sĩ cách mạng.

Mẫu thân của Ni trưởng sau khi xuất gia, là Ni trưởng Diệu Tịnh tục danh Tô Mỹ Ngọc. 

Năm lên 9 tuổi, Ni trưởng xuất gia tại chùa Phật Nhỏ, núi Cấm, được Hòa thượng Bổn sư Thích Giác Quang hiệu Thục Chơn ban pháp danh Bổn Liên hiệu Diệu Thông. Sau đó được Hòa thượng Thích Giác Quang (thân sinh) gửi Y chỉ (nương tựa) với Trưởng lão Ni Như Hoa, Ni viện Phước Huệ, Sa Đéc và sau đó tham học tại Ni trường Diệu Đức, Huế do Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) làm Giám đốc.

Vào năm miền Trung bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ kêu gọi Tăng ni đi cứu tế, trong cảnh đói kém, giữa cố đô não nùng trong cảnh màn trời chiếu đất của dân nghèo, Thích Nữ Huyền Trang tham gia cùng chư ni theo đoàn xe của Ni viện Diệu Đức đi phát gạo, phát thuốc cho dân nghèo. Lợi dụng hoạt động hợp pháp, đoàn xe của Ni viện Diệu Đức chạy thẳng vào chiến khu tiếp tế cho các chiến sĩ Cách mạng. Đường xa, lầy lội lại vừa chạy vừa cảnh giác giặc phát hiện nên đến đoạn cua tay lái không kịp, xe bị lật.

Từ những nguyên mẫu hoạt động cách mạng của sư bà Diệu Thông hồi trẻ, đã được các nhà lịch sử và điện ảnh sử dụng làm nhân vật Huyền Trang trong phim Biệt Động Sài Gòn nổi tiếng.

Từ những nguyên mẫu hoạt động cách mạng của sư bà Diệu Thông hồi trẻ, đã được các nhà lịch sử và điện ảnh sử dụng làm nhân vật Huyền Trang trong phim Biệt Động Sài Gòn nổi tiếng.

Mọi người hoảng loạn, chao đảo nhưng tất cả đều bình an, riêng Thích Nữ Huyền Trang bị kẹt trong ca-bin vỡ đầu. Chiếc khăn lá sen trùm màu lam nhuốm máu đỏ. Tai nạn dù được giữ kín nhưng vẫn bị chính quyền địa phương tình nghi. Xử lý tình huống nhanh nhẹn tài tình, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ giải vây chúng đệ tử bằng cách ký giấy trục xuất 10 vị Ni cô khỏi Ni trường, trong đó có Thích Nữ Huyền Trang, sau đó về Sài Gòn gây dựng cơ sở Cách mạng.

Thời gian này, Sài Gòn và cả miền Nam đang có những chiến dịch tố Cộng, diệt Cộng đẫm máu. Trên đường từ Sa Đéc về quê nhà làng Tân Dương sông nước hữu tình thân yêu, Thích Nữ Huyền Trang thật sửng sốt kinh hoàng khi tận mắt nhìn thấy những cái máy chém của Chính quyền gia đình trị Ngô Đình Diệm thực hiện luật 10/59. Nhưng Thích Nữ Huyền Trang lấy lại sự bình tĩnh và tiếp tục hùng dũng, can trường trong lý tưởng, hạnh nguyện Bồ tát cứu khổ nhân sinh.

Trong 7 ngôi già lam tự viện Phật giáo của Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang khai sơn, tại Đô thành Sài Gòn có 4 ngôi chùa (Tam Bảo, Bổn Nguyện, Liên Trì, Trúc Lâm), trong đó có 3 ngôi là cơ sở bí mật của lực lượng “Biệt Động Sài Gòn”, và cuối cùng 3 ngôi chùa Tam Bảo, Liên Trì, Bổn Nguyện đã thành mây khói, hy sinh trong sự phong tỏa của Chính quyền Sài Gòn, để các chiến sĩ Cách mạng thoát nạn và tiếp tục chiến đấu.

Nữ biệt động Phạm Thị Bạch Liên, tức ni cô Diệu Thông, là người dựng lên chùa Bổn Nguyện - trụ sở chính của tổ biệt động do Tư Chu chỉ huy. Nắm rõ đường phố, tất cả các cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ - Sài Gòn, bà trở thành mắt xích không thể thiếu trong các trận đánh. Ni cô Diệu Thông cũng là nguyên mẫu ni cô Huyền Trang trong bộ phim “Biệt động Sài Gòn”.

Nữ biệt động Phạm Thị Bạch Liên, tức ni cô Diệu Thông, là người dựng lên chùa Bổn Nguyện - trụ sở chính của tổ biệt động do Tư Chu chỉ huy. Nắm rõ đường phố, tất cả các cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ - Sài Gòn, bà trở thành mắt xích không thể thiếu trong các trận đánh. Ni cô Diệu Thông cũng là nguyên mẫu ni cô Huyền Trang trong bộ phim “Biệt động Sài Gòn”.

Nghe gợi lại chuyện xưa, ni sư Huyền Trang chắp tay: “Mô phật, Huyền Trang trong phim về cõi Phật, nhưng Huyền Trang ngoài đời còn nặng nợ cửa thiền”.

“Bần ni đã 83 tuổi, còn lại một mình trong khi bè bạn đồng đội xưa là những người ngoài đời trong Biệt động Sài Gòn đã đi vào cõi hư vô”. (Thời điểm 2013)

Bài liên quan

Ni trưởng có chuyến ra Hà Nội trực tiếp gặp cư sĩ Bùi Gia Hưng tại tư gia (cửa hiệu Sư Tử Bạc-Au Lion D’argent) 54-56 phố Hàng Trống, (nơi cất giữ tài liệu cách mạng dưới bàn thờ Phật), và được vị cư sĩ hộ pháp này cúng dường quyển “Tỳ kheo Ni giới bản” (bản Hán Nôm được in tại miền Bắc. Ni trưởng Huyền Trang còn giữ kỷ vật này nguyên vẹn).

Hiện Ni trưởng cư ngụ tại chùa Thất Bửu (thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, An Giang.)

Vào thời chống Mỹ cứu nước, Ni trưởng Thích Nữ Huyền Trang từng là cán bộ giao liên và trinh sát Biệt động Sài Gòn-Gia Định), và nhượng lại cho Thích Viên Hảo (cháu gọi Ni trưởng bằng cô ruột) trụ trì chùa Tam Bảo (số 82B đường Trần Quốc Toản, nay là đường 3-2, phường 12, quận 11, Tp.HCM).

Ni trưởng đã được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3; Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Trong đội quân Biệt động Sài Gòn - Gia Định - đơn vị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân với 16 chữ vàng “đoàn kết - một lòng - mưu trí - vô song - dũng cảm - tuyệt vời - trung kiên - bất khuất”, trong đó nhân vật đặc biệt chính là Ni Trưởng Thích Nữ Huyền Trang.

Ni trưởng Thích Nữ Huyền Trang (ảnh bìa tay trái) được Vinh danh Tấm gương “Trung với Nước-Hiếu với Dân”. Ảnh: cư sĩ Anh Minh

Ni trưởng Thích Nữ Huyền Trang (ảnh bìa tay trái) được Vinh danh Tấm gương “Trung với Nước-Hiếu với Dân”. Ảnh: cư sĩ Anh Minh

Nhân mùa Vu lan Báo hiếu năm 2017, Chương trình Giao lưu nghệ thuật Văn hóa Phật giáo Việt Nam lần 4 với Chủ đề Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc”. Ni trưởng Thích Nữ Huyền Trang được bình chọn là một trong những tấm gương “Trung với Nước-Hiếu với Dân”, và tại Tùng Lâm Quán Sứ (Văn phòng 1 Trung ương GHPGVN), một Huyền Trang thật và một Huyền Trang hóa thân (Nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan) trong niềm xúc động, tràn đầy nước mắt lẫn nụ cười thân thương, do Thượng tọa Thích Vân Phong tạo khoảnh khắc bất ngờ giữa hai người không hề biết trước.

Ni cô Huyền Trang thật và ni cô do nghệ sỹ Thanh Loan đóng trong phim Biệt động Sài Gòn

Ni cô Huyền Trang thật và ni cô do nghệ sỹ Thanh Loan đóng trong phim Biệt động Sài Gòn

Cảm hứng trong dịp dự sự kiện Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc” thường niên lần thứ 4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội (Số 01 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ni trưởng cảm tác một bài thơ:

Cảm niệm lễ Vu Lan, Hà Nội

Vân Phong nhân sĩ của nước nhà,

Sưu tầm gạo cội quá tinh ba,

Tu sĩ yêu nước bị quên lãng;

Trí đức tìm tòi được sáng ra.

Uống nước nhớ nguồn Vân Phong trí,

Được nhận gương Đạo hiếu ngàn hoa,

Huyền Trang là một trong muôn một;

Ghi thâm pháp hữu trọn hà sa.

Ký tên

Ni trưởng Thích nữ Diệu Thông 

(Huyền Trang)

Bài thơ của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông

Bài thơ của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông

Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (Huyền Trang xưa và nay)

Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (Huyền Trang xưa và nay)

Cuộc đời đấu tranh của Ni trưởng Diệu Thông (Huyền Trang) cùng với những trận đánh đã đi vào lịch sử. Chiếc áo nhà tu cùng chiếc khăn trùm màu vàng úa của Ni trưởng được đặt trang trọng trong Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ như một chứng nhân của lịch sử. Ni trưởng còn chiếc Honda mà ngày xưa từng rong ruổi khắp Sài Gòn chở đội quân biệt động đi đánh Tòa đại sứ, Dinh Độc lập, Đài Phát thanh… do Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ là đồng chí Nguyễn Văn Linh tặng, nay kỉ vật ấy Ni trưởng muốn gửi lại cho Bảo tàng làm tư liệu.

Cuộc đời của Ni trưởng còn được xây dựng thành nhân vật chính trong bộ phim "Biệt động Sài Gòn". Huyền Trang, nhân vật tạo dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khán giả xuyên suốt câu chuyện. Bộ phim có sức lan tỏa lớn và cho đến nay, dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng mỗi khi nhắc đến điện ảnh thuở ấy, người ta vẫn nhớ một "Biệt động Sài Gòn" hào khí và oanh liệt.

Trong bộ phim, ni cô Huyền Trang đã hy sinh nhưng sự thật, nguyên mẫu ngoài đời vẫn đang sống, một cuộc sống đời thường quá lận đận. Chiến tranh kết thúc, Ni trưởng từng di chuyển nhiều nơi trong công tác Phật sự. Hiện giờ Ni trưởng nương mình tại chùa Thất Bửu - nơi mộ tháp của phụ thân Ni trưởng.

Cuối đời, di nguyện của Ni trưởng Huyền Trang muốn phục dựng lại 3 ngôi già lam tự viện Phật giáo tại Đô thành Sài Gòn xưa (các ngôi chùa Tam Bảo, Bổn Nguyện và Liên Trì), cũng là phục dựng lại các di tích lịch sử Cách mạng, nơi hoạt động của Biệt động Sài Gòn.

  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức

Tăng sĩ 10:30 01/11/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60

Tăng sĩ 09:39 07/10/2024

Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tăng sĩ 14:27 02/10/2024

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...

Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn

Tăng sĩ 23:58 20/09/2024

Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).

Xem thêm