Nghi thức trì tụng chú Đại Bi
Thần chú này mang tên Ðại bi tâm, có nghĩa là cái tim của đại từ bi, nên tôi đã dịch là bài chú Tinh túy của đại từ bi Thần chú này không những có nghĩa mà còn có tượng.
Sự linh ứng nhiệm mầu của câu Thần Chú Dược Sư
Nghi thức tụng Chú Đại Bi gồm những bước sau đây:
1. Tướng dụng chú Ðại bi
2. Hành pháp chú Ðại bi
3. Ðảnh lễ
4. Phát nguyện
5. Trì niệm
6. Trì chú
7. Sám nguyện
8. Hồi hướng
Hành trì niệm Chú Đại Bi
Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ.
Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Thần chú Đại Bi mà quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi, cho nên mỗi lần trì tụng thần chú này hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay.
Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi. Trước khi trì chú cũng phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ, nếu trước đó có đi đại tiện, tiểu tiện thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi trì tụng.
Tóm lại, “Giữ gìn trai giới, ở nơi tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, treo phan đốt đèn, dùng hương hoa cùng thực phẩm cúng dường, buộc tâm một chỗ”, đó là tất cả những điều kiện lý tưởng để hành giả trì chú Đại Bi. Tuy nhiên, như phần trên đã nói, Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện. Điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép. Trên xe, trên tàu, trên máy bay, tại sở làm, tại nhà... Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng để cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật. Bởi vì Bồ Tát đã cho chúng ta biết, mỗi lần trì tụng thần chú Đại Bi, thập phương chư Phật đều đến chứng minh.
1. Tướng dụng chú Ðại bi
Phật nói chú này là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ, thần chú diên thọ, thần chú diệt ác, thần chú phá ác nghiệp, thần chú mãn nguyện, thần chú tùy tâm tự tại, thần chú mau lên bậc trên ... Trì chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước, và chết thì sinh Cực lạc. Quan Âm đại sĩ nói, trì chú này thì hết bịnh, hết nạn, tiêu ác pháp, tăng bạch pháp, như ý, như nguyện, đặc biệt gần chết thì được chư Phật trao tay, muốn sinh tịnh độ nào thì tùy ý mà sinh.
Biểu tượng của chú này là tâm đại bi, tâm bình đẳng, tâm vô vi, tâm vô nhiễm trước, tâm không quán, tâm cung kính, tâm khiêm tốn, tâm không hỗn loạn, tâm không kiến thủ, tâm tuệ giác vô thượng. Trì chú này thì phải hành theo biểu tượng như vậy.
2. Hành pháp chú Ðại bi
Trì chú Ðại bi, đúng ra, mỗi một ngày đêm phải và chỉ cần 5 biến. Muốn trì chú này thì phải phát bồ đề tâm, rồi kính giữ trai giới, luôn luôn bình đẳng đối với tất cả, và trì tụng liên tục. Quan âm đại sĩ nói, đối với người ấy, ta soi thấy bằng ngàn mắt và nắm giữ bằng ngàn tay. Dưới đây là nghi thức trì chú Ðại bi được lược lại giản dị. Nghi thức này nổi tiếng là hiệu quả.
Một, phụng hành.
Nhất tâm phụng thỉnh Phật Pháp Tăng, vô thượng tam bảo (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh đức Phật bổn sư là Thích ca mâu ni như lai (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh vị có vô ngại đại bi tâm là Quan Thế Âm đại Bồ tát (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh liệt vị Bồ tát, Duyên Giác, La Hán, liệt vị Phạn Vương, Ðế Thích và chư thiên thiện thần (1 lạy).
Hai, tác bạch.
Ðệ tử họ tên XX, pháp danh XX, phát nguyện trì chú Ðại Bi, cầu cho bản thân, cho thân nhân, cho chúng sinh, tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Ngưỡng nguyện đức đại bi Quan Thế Âm cùng Phật Pháp Tăng vô thượng Tam bảo mật thùy chứng minh gia hộ.
Trì chú Đại Bi giúp làm lợi ích cho gia tiên
3. Ðảnh lễ
Kính lạy Phật Pháp Tăng tam bảo vô thượng trong mười phương ba đời (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư là Thích Ca Mâu Ni Như Lai (1 lạy).
Kính lạy bài chú Tinh túy của đại từ bi (1 lạy).
Kính lạy vị thuyết ra bài chú Tinh túy của đại từ bi là Quan Thế Âm đại Bồ tát (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư của đức Quan Thế Âm là A Di Đà Như Lai (1 lạy).
Kính lạy đức Phật truyền thọ cho đức Quan Thế Âm bài chú Tinh túy của đại từ bi là Thiên quang vương tịnh trú như lai (1 lạy).
Kính lạy các vị pháp vương tử quán đảnh trong pháp hội tuyên thuyết bài chú Tinh túy của đại từ bi mà đứng đầu là đại Bồ tát Tổng Trì Vương, đại Bồ tát Bảo Vương, đại Bồ tát Dược Vương, đại Bồ tát Dược Thượng, đại Bồ tát Ðại Thế Chí, đại Bồ tát Hoa Nghiêm, đại Bồ tát Ðại Trang Nghiêm, đại Bồ tát Bảo Tạng, đại Bồ tát Ðức Tạng, đại Bồ tát Kim Cang Tạng, đại Bồ tát Hư Không Tạng, đại Bồ tát Di Lặc, đại Bồ tát Phổ Hiền, đại Bồ tát Văn Thù (1 lạy).
4. Phát nguyện
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con mau biết tất cả các pháp (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con sớm được con mắt trí tuệ (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con mau độ tất cả chúng sinh (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con sớm được phương tiện tuyệt hảo (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con mau ngồi thuyền tàu bát nhã (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con sớm vượt biển cả khổ đau (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con mau được các pháp giới định (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con sớm lên núi cao niết bàn (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con mau về ngôi nhà vô vi (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con sớm đồng thân thế pháp tánh (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con đến núi đao thì núi đao tự gãy (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con đến vạc sôi thì vạc sôi tự cạn (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con đến địa ngục thì địa ngục tự hủy (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con đến ngạ quỉ thì ngạ quỉ tự no (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con đến tu la thì tu la tự hiền (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm, nguyện con đến súc sinh thì súc sinh tự khôn (1 lạy).
5. Trì niệm
Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát (21 tiếng đến 49 tiếng rồi lạy 3 lạy).
Nam mô A Di Đà Phật (như trên).
6. Trì chú
Nam mô Ðại bi hội thượng Phật Bồ tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni:
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát đả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Ðát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Ðộ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Ðà ra đà ra. Ðịa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Ðịa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, bàn đà ra dạ, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha.
(5 lần, tụng theo bình thường; tụng thẳng Phạn tự không linh nghiệm bằng, có người kiên nhẫn thử nghiệm thấy như vậy).
7. Sám nguyện
Kính lạy đại Bồ tát Quan Thế Âm, vô thỉ đến giờ, con vốn có tâm tánh thanh tịnh mà lại u mê ám chướng, sống trong pháp tánh bình đẳng mà lại nhân ngã bỉ thử, lỗi gây ra không thể xiết kể, tội bùng dậy khó nỗi hủy diệt. Ngày nay nhờ đại bi của đại bồ tát, đại lực của đại thần chú, con nguyện được tiêu diệt cả (1 đến 3 lạy; 3 lạy thì mỗi lạy đọc 1 lần).
Kính lạy đại Bồ tát Quan Thế Âm, xin đại bồ tát nắm giữ con bằng ngàn tay, soi thấy con bằng ngàn mắt, làm cho con bặt hết yếu tố tội ác, làm theo hạnh nguyện quảng đại, đủ đại từ bi, chứng đại bát nhã (1 đến 3 lạy; 3 lạy thì mỗi lạy đọc 1 lần).
8. Hồi hướng
Nguyện đem công đức này
hồi hướng khắp tất cả,
đệ tử và chúng sinh
đều trọn thành Phật đạo
Kính lạy Phật Pháp Tăng, vô thượng tam bảo (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư là Thích ca mâu ni như lai (1 lạy).
Kính lạy vị có vô ngại đại bi tâm là Quan Thế Âm đại Bồ tát (1 lạy).
Kính lạy bài chú Tinh túy của đại từ bi (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư của đức Bồ tát Quan Thế Âm là A Di Đà Như Lai (1 lạy).
Kính lạy đức Phật truyền thọ cho đức Bồ tát Quan Thế Âm bài chú Tinh túy của đại từ bi là Thiên quang vương tịnh trú như lai (1 lạy).
Kính lạy liệt vị Bồ tát, Duyên giác, La hán, liệt vị Phạn vương, Ðế thích và chư thiên thiện thần (1 lạy).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm