Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghĩ và luận về việc bố thí

Trong Kinh Bố Thí Ba la mật đã giải thích rõ: Người làm việc bố thí mà lúc nào cũng nhại lại rằng tôi đã giúp người nọ, cho người kia, kể ra những thành tích không ai sánh bằng mình. Người này có công nhưng không có đức. Cộng trừ vào đều bằng không, đôi khi còn âm là đằng khác.

Khoảng hai năm về trước, thời kỳ tôi còn sinh hoạt Phật pháp ở đạo tràng Thanh Chân Phật Môn, khu Trung Hòa - Nhân Chính - Hà Nội, đạo hữu Phúc Thanh, huynh trưởng của tôi đã hỏi rằng: - Tâm Pháp có biết đỉnh cao của “Bố thí” là gì không? Đệ được phép trình bầy trong 50 từ. Tôi bắt đầu thao thao bất tuyệt, cắt nghĩa về 3 nội hàm của bố thí gồm: (1) Vật tài thí, (2) Vô úy thí, (3) Và Pháp thí trong kinh Phật. Sau khoảng 15 phút vòng vo, huynh trưởng tôi lắc đầu kêu dài và cho khất. Sau hai tháng nữa, đệ phải trình bày lại chủ đề “Bố thí” này, nhưng lúc đó, rút gọn chỉ có 1 (một) từ thôi nhé. Tôi hoan hỉ đáp lễ nhận lời.

Âu cũng là dịp những người cư sĩ tại gia như chúng tôi ôn lại những kiến thức sơ cơ, đã được học và được các bậc sư thầy chân tu trực tiếp giảng pháp ở nơi cửa thiền. Tôi tìm đọc thêm Kinh sách và nghiền ngẫm về 3 nội dung cơ bản của Bố thí, thậm chí cả hình thức Bố thí ba la mật của các hàng Bồ tát nữa. Nhưng sao lại chỉ có một chữ thôi khi nói về Bố thí (cho, biếu, tặng, dâng, hiến, làm từ thiện, cúng dường...), mà phải là đỉnh cao?

Phải chăng huynh trưởng đố như vậy cốt là để mình tinh tấn tu tập Phật pháp hơn nữa? Phải chăng có thâm ý gì cao siêu đằng sau động thái Bố thí này? Sao lại là đỉnh cao? Liệu có đồng nghĩa với sự cao quý nhất, đáng trân trọng nhất, tôn kính nhất, thanh khiết nhất, hay ngát hương nhất của bậc chân tu, bậc giác ngộ giải thoát? Vì tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi khả năng cảm thụ và lĩnh hội Phật pháp của huynh trưởng cũng như cách trình bầy lập luận của anh, nên tôi nghĩ anh hoàn toàn có thâm ý khi đặt ra câu hỏi đó cho tôi.

Tôi đã đọc khá nhiều sách kinh Phật khác nhau, lại đem câu chuyện này hỏi nhiều người nhưng chưa có ai cho tôi câu trả lời thỏa đáng. Mãi đến một ngày, tôi đọc được một mẩu truyện “Cô gái tiện dân bố thí”, mọi thứ mới như vỡ òa ra, tâm đầy hỉ lạc, lúc ấy tôi mới ngộ ra chân lý cao siêu của Bố thí. Truyện kể rằng:
 
“Một hôm, trên đường đi hoằng dương Phật pháp, đức Phật cùng tăng đoàn tỳ kheo trông thấy một cô gái ăn xin, nghèo khổ rách rưới đang lững thững, lê những bước chân lầm lũi, đi ngược chiều với tăng đoàn. Đức Phật quán thấy căn cơ cô này đã từng có duyên lớn với Phật pháp nên Ngài bỏ bình bát khất thực ra:

- Xin thí chủ hảo tâm bố thí cho bần tăng chút vật thực để khỏa lấp cái đói trưa nay. Đức Phật từ tốn mở lời.

- Dạ thưa đức Phật từ bi, hạng tiện dân đói rách như con làm gì có gì để cúng dường?

- Sao con lại hà tiện không dám chia bớt cho ta?

Từ cô gái đến cả tăng đoàn đều cảm thấy khó hiểu trước việc làm này của Ngài. Một cô gái rách rưới, tứ cố vô thân như vậy, làm gì có gì để cúng dường.

Bỗng, cô gái trang nghiêm, vấn lại tư trang, nở một nụ cười hàm tiếu, khuôn mặt trở nên rạng rỡ lạ thường, nhìn sang bên vệ đường thấy một chiếc bát sành sứt miệng. Nàng nhặt lên, lấy ve áo của mình lau sạch rồi xuống hồ bên cạnh múc lấy bát nước trong, tiến đến trước mặt đức Phật, quỳ lạy, chắp hai tay cung kính:

- Con xin thành tâm cúng dàng đức Phật!

Đỡ bát nước trên tay, đức Phật khai thị: - Với lòng từ bi vô lượng, ta tán thán công đức và cảm tạ tấm lòng kính ngưỡng của con.  

Sau này, do duyên lành, cô gái trở thành hoàng hậu giầu sang, quyền quý.

Ồ hóa ra, bố thí chỉ đơn giản như vậy sao? Nhưng cũng thật cao siêu và vi tế nữa. Cô gái đã cho đi cái nghèo đói, cái bỏn xẻn, cái tham lam, ích kỷ ở trong lòng. Trái tim cô lúc đấy chỉ có sự rung động, tâm thành, an lạc và chứa đầy tình yêu thương.

Còn đức Phật đã nhận hết mọi nỗi khổ bằng sự cảm thông và trí huệ siêu việt. Mọi sự tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố...trong cõi ta bà này đều được Ngài lắng nghe, thấu hiểu và chuyển hóa, để suốt hơn 2500 năm qua, đã có bao con người tu tập, hành thiền, chuyển từ phàm sang thánh, từ vô minh đến giác ngộ, từ phiền não đến bồ đề, từ tham lam đến từ bi, từ sân hận đến hỉ lạc, từ si mê đến trí tuệ, từ đắm chấp đến buông xả...Tất cả đều bởi Ngài thọ nhận mọi "sự chuyển tâm của chúng sinh".

Chỉ có những người có tấm lòng cao thượng, những người có tấm lòng vị tha, yêu thượng mọi vạn loài chúng sinh, những người có tâm lớn, đức hi sinh cao cả, dâng hiến trọn cuộc đời mình, bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, thị phi, đắng cay hờn tủi, thậm chí là cô đơn đến cùng cực nữa...mới có thể cống hiến cho nhân loại nhiều đến như thế.

Làm bố thí mà chỉ để mua danh, vụ lợi, đánh bóng tên tuổi của mình thì trong Kinh Bố Thí Ba la mật đã giải thích rõ: Người làm việc bố thí mà lúc nào cũng nhại lại rằng tôi đã giúp người nọ, cho người kia, kể ra những thành tích không ai sánh bằng mình. Người này có công nhưng không có đức. Cộng trừ vào đều bằng không, đôi khi còn âm là đằng khác.

Cho nên, chúng ta ai ai cũng đều có cái để bố thí, chỉ có điều hãy dùng Tâm vô nhiễm, tâm trong sáng, tâm vị tha, tâm bao dung, tâm yêu thương...nhà Phật gọi là “Phật tánh” để đối đãi với người chứ đừng vì danh lợi, vì sự ngã mạn mà bố thí thì phước hữu lậu cũng chẳng có là bao.

Như vậy đỉnh cao của Bố thí là “Nhận” chứ không phải là “Cho”. Phải bố thí cho lòng mình trước mới tính đến bố thí cho tha nhân. “Vạn sự khởi từ Tâm” hay “Vạn pháp duy Tâm tạo” cũng là bởi như thế. Rốt cục, cho quà đâu quý bằng cách cho. Cho quà chỉ là cái biểu hiện bên ngoài, phần ngọn. Cách cho quà mới là cái cội rễ, bên trong.

Đúng hai năm sau, cũng tại Thanh chân Phật môn, sau khi kính huynh trưởng tôi một ly trà mạn, tâm trạng đầy thư thái, anh xuất ngôn: - Hôm nay chúng ta cùng hành thiền.

Vậy là tròn 13 năm vào đúng ngày này ở Mỹ (11/9/2001), vụ khủng bố tòa tháp đôi trung tâm thương mại thế giới Mahattan, New York đã khiến cho toàn thế giới kinh hoàng.

Vậy nên, thành tâm cầu chúc cho thế giới được hòa bình an lạc, người với người sống để yêu thương!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Hà Nội, ngày 11/9/2014.
Tâm Pháp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm