Nghĩ về Mandalay
Là vùng hứng chịu nặng nề nhất trong trận động đất ở Myanmar ngày 28/3/2025. Mọi thứ sụp đổ, người còn sống thất thần đi trên những con đường hai bên nhà đổ nát. Tổn thất vượt quá sức chịu đựng của con người.
Cơ quan Địa chất Mỹ dự báo con số có thể lên tới 10.000 người chết. Những chuyến cứu trợ khẩn cấp của các nước trên thế giới đã và vẫn đang tiếp tục trên đường đến với Myanmar chạy đua với giờ vàng cứu người, những tấm lòng sẻ chia chút ấm áp nhỏ nhoi làm sao bù được thiệt hại ghê gớm của một đất nước còn nghèo ở Đông Nam Á này?
Một phận người được cứu là cả một nỗ lực. Trăm ngàn con người cần cứu và đã không còn cơ hội được cứu.
Và còn di sản, tôi thẫn thờ khi theo dõi tin tức thấy gần như những đền, chùa, công trình lịch sử tôi đã đến thăm 8 năm trước bị đổ sụp. Mỗi ngày, một ngôi chùa, di tích, công trình lịch sử nào ở Mandalay bị sụp đổ được công bố, với tôi như có điều gì làm nghẹt thở.

Tôi tua lại những tấm hình cũ. Này là hình tôi chụp trước chùa Mahamuni, một thánh tích Phật giáo nổi tiếng, trung tâm hành hương quan trọng của phật tử Myanmar. Nhớ lại, trong chánh điện của chùa có bức tượng Phật dát vàng. Lớp vàng dày lên mỗi ngày khi khách hành hương đến viếng và tiếp tục dán lên tượng các lớp vàng lá.
Người dân Myanmar khi có chút tiền thì họ mua vàng, không phải đầu cơ tích trữ mà là dát chùa dát tượng. Những ngôi chùa, và có lẽ có những pho tượng dát vàng hùng vĩ đã vỡ vụn và lẫn vào đất. Rồi người còn sống sẽ nhặt những vụn vàng ấy lên cất đi để một ngày nào đó lại dát lên tượng hay phân kim để bán mua chút lương thực sống qua ngày theo ý nghĩ của một người "trần tục" như tôi?
Đây là hình ngôi chùa Amarapura, một kiệt tác về kiến trúc. Ngôi chùa màu trắng thật đẹp được xây dựng vào năm 1820. Tôi nhớ lại rất rõ, khi ấy nhóm chúng tôi mọi người tản mác khắp nơi, chỉ mình tôi tha thẩn với cái máy hình trước những bậc thềm dẫn lên rất cao, có một cánh cổng nhỏ. Một vị sư tiến đến, tôi ngỏ ý muốn lên trên cao đó nhưng câu trả lời là phụ nữ không được lên. Ông hỏi tôi có muốn ông chụp giúp cho vài tấm hình không. Tôi cũng chụp cho vị sư ấy một tấm hình. Vị sư hiền từ ấy đã thế nào qua trận động đất kinh hoàng này? Lại thêm một dấu hỏi trong vô vàn dấu hỏi.
Và còn nữa, trái tim tôi thật sự nhói lên khi đọc tin chùa Kuthodaw hay còn gọi là The World's Biggest Book nằm trong danh sách di sản bị hư hại bởi động đất. Ngôi chùa đặc biệt xây dựng năm 1857, gồm những đền, chùa và có 729 tháp nhỏ bằng đá màu trắng. Bên trong mỗi tháp có một phiến đá được khắc thủ công Tam Tạng kinh của Ðức Phật bằng tiếng Pali.
Chùa Hsinbyume hơn 200 tuổi, ngôi chùa sơn màu trắng kiến trúc mô phỏng theo hình dáng ngọn núi thiêng của Phật giáo. Công trình biểu tượng của Mandalay đã thành đống đổ nát, phần tháp chính của chùa bị sập gần như toàn bộ…
Cũng vì Myanmar có chùa đẹp lâu đời và họ giữ gìn giáo pháp mà du khách tìm đến. Tôi thành tâm cầu mong cho người Myanmar vượt qua thiên tai lần này như đã từng vượt qua những trận động đất dữ dội trong quá khứ; cũng như không còn những bất ổn chính trị để du khách lại tìm đến trầm trồ di sản, cùng ngắm những gương mặt chân chất, những nụ cười thật hiền…
>> Động đất ở Myanmar san phẳng hàng thế kỷ lịch sử và văn hóa
Đào Thị Thanh Tuyền/ Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nghĩ về Mandalay
Phật pháp và cuộc sống
Là vùng hứng chịu nặng nề nhất trong trận động đất ở Myanmar ngày 28/3/2025. Mọi thứ sụp đổ, người còn sống thất thần đi trên những con đường hai bên nhà đổ nát. Tổn thất vượt quá sức chịu đựng của con người.

Thiên tai là nghiệp nhưng có thể chuyển nghiệp
Phật pháp và cuộc sống
Thiên tai không chỉ là những biến động tự nhiên mà còn là một lời nhắc nhở sâu sắc về quy luật vô thường và nhân quả trong cuộc sống.

Từ đạo tâm đến cống hiến: Hoa Phước và 10.000 đèn hoa đăng Vesak
Phật pháp và cuộc sống
Những ngày đầu tháng 4 năm 2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, không khí đang trở nên gấp rút và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử đang ngày đêm chung tay hoàn thiện những công trình cuối cùng để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/5/2025. Trong dòng người âm thầm cống hiến ấy, nổi bật có Phật tử Hoa Phước – một nữ doanh nhân thành đạt, hiện là học viên hệ cử nhân Phật học từ xa của Học viện – người đã phát tâm cúng dường 10.000 đèn hoa đăng hình bông sen cho đại lễ.

Khi ta yêu mình đủ, mọi “cơn giông” chỉ là gió thoảng
Phật pháp và cuộc sống
Yêu mình là hành trình quay về, là từng ngày ta học cách lắng nghe tiếng nói nhỏ nhẹ trong tim. Là tha thứ cho chính mình, vì những lần yếu đuối, vì những vết thương chưa lành. Là nâng niu từng hơi thở, từng khoảnh khắc sống, như thể chúng là món quà quý giá nhất.
Xem thêm