Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/11/2023, 09:00 AM

Nghiệp không phải là một kiểu đổ lỗi

Đôi khi gặp điều không may, người ta thấy cần đổ lỗi lên một thế lực siêu nhiên hoặc cho cả thế giới. Thay vì đổ lỗi, ta nên hiểu rằng bất hạnh xảy đến là do nghiệp lực và sự bất cẩn của chính mình.

Với cách hiểu này, thay vì đổ lỗi tất cả những điều không may mắn và bất hạnh cho ai hoặc cho điều gì đó, chúng ta cần làm nhiều việc thiện và cẩn trọng với mọi suy nghĩ hành động, để bảo đảm những điều xui xẻo đau buồn sẽ không còn tái diễn.

Nếu hiểu được quy luật của nghiệp và nhân quả, chúng ta có thể sẽ dừng lại và quán chiếu một chút trước khi hành động một cách ích kỷ vì sự sung sướng của bản thân mình.

Nếu hiểu được quy luật của nghiệp và nhân quả, chúng ta có thể sẽ dừng lại và quán chiếu một chút trước khi hành động một cách ích kỷ vì sự sung sướng của bản thân mình.

Cộng nghiệp trong mối liên hệ với cộng đồng

Tôi nhận ra rằng “nghiệp” là một khái niệm khó giải thích, chẳng hạn nhiều người vẫn thấy khó lý giải tại sao người này hay kẻ kia rất tốt nhưng lại thường gặp chuyện xấu. Nhưng xin hãy biết rằng trong mối liên hệ với cộng đồng thì nghiệp không chỉ là của riêng chúng ta, tách biệt với mọi người. Nghiệp quả của chúng ta là sự tổng hợp những nghiệp nhân trong quá khứ và gắn kết với nghiệp của những người khác.

Theo triết lý đạo Phật, thì “cộng nghiệp” được tích lũy từ nhiều thế hệ vì tất cả chúng ta đã từng sinh ra trên cuộc đời này từ vô lượng kiếp trước, và sẽ còn gặp lại nhau trong những kiếp tương lai. Còn theo cách nhìn thế gian, khoa học hiện đại cho rằng chúng ta chịu ảnh hưởng của các thế hệ trước đây và cũng sẽ ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai qua các đặc tính và gien di truyền. Bạn thấy đấy, tất cả chúng ta sống trên một xóm làng, thành phố, tổ chức, đất nước hay thế giới này sẽ đều có chung cộng nghiệp.

Chính vì vậy, chúng ta không nên thu mình lại hay nghĩ rằng mình tách biệt với mọi người. Tất nhiên, mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau (biệt nghiệp) nhưng đều gắn kết với nhau trong mối liên hệ cộng đồng chung (cộng nghiệp). Chúng ta đến được với nhau nhờ vào thiện duyên, vì thế nên hỗ trợ và động viên lẫn nhau. Con đường cả thế gian và tâm linh chúng ta đi còn nhiều trắc trở và chướng ngại. Vì thế, hãy biết nắm chặt tay nhau trong tình thân ái, sự chân thành và trí tuệ hiểu biết. Không có gì không thể vượt qua khi chúng ta cùng đồng hành tiến bước!

Ký ức nghiệp và dấu ấn nghiệp

Thật không may, khi theo đuổi mưu cầu của đời sống ngắn ngủi, những việc ta làm lại thường tạo ra bất thiện nghiệp. Để có nhà đẹp, tiền của nhiều hoặc tiện nghi thoải mái hơn, chúng ta có thể hành động một cách ích kỷ, xô đẩy người khác trong cuộc chạy đua vội vã được mất hơn thua để trở thành người lo toan giỏi nhất cho riêng mình. Ai cũng tìm kiếm hạnh phúc, nhưng nếu đặt hạnh phúc của riêng mình lên trước hạnh phúc người khác, chính chúng ta đang tích lũy rất nhiều nghiệp quả xấu cho thế gian này.

Nếu hiểu được quy luật của nghiệp và nhân quả, chúng ta có thể sẽ dừng lại và quán chiếu một chút trước khi hành động một cách ích kỷ vì sự sung sướng của bản thân mình. Liệu có nên ưu tiên cuộc sống ngắn ngủi này của mình lên trước để rồi tích lũy những nghiệp xấu hay nên nghĩ đến người khác cùng với những kiếp vị lai của mình để nỗ lực hết sức tránh bất thiện nghiệp? Kiếp sống của chúng ta có thể ngắn ngủi nhưng cách chúng ta hành xử, còn gọi là ký ức nghiệp, ngoài hệ quả tức thì sẽ còn lưu dấu để ta nếm trải quả báo tương ứng trong thời điểm tương lai. 

Thời điểm biết dừng lại để quán chiếu thêm về ý nghĩ, hành động, lời nói của bản thân cũng chính là lúc chúng ta bắt đầu nhìn thấy nhân quả một cách rõ ràng hơn. Và rồi chúng ta bắt đầu hiểu rằng chỉ cần thay đổi nguyên nhân, kết quả các hành động ta làm cũng sẽ thay đổi theo. Chẳng hạn khi dẹp bỏ lòng đố kỵ, bạn sẽ ít nói những lời nặng nề với người khác hoặc ít cảm thấy đau khổ hơn. Tương tự, việc chia sẻ và hoan hỷ với niềm vui hạnh phúc với mọi người sẽ giúp thắt chặt sợi dây liên kết và tình tương thân tương ái trong tâm ta. Đó là lý do vì sao chúng ta nói nhiều đến tình yêu thương, sự cảm thông và lòng tốt với mọi hữu tình. Khi thắp lên ngọn lửa ấm áp của trí tuệ, tình yêu thương và sự cảm thông, lời nói và hành động của bạn sẽ mang ảnh hưởng tích cực đến người khác và để lại dấu ấn thiện nghiệp tốt đẹp nơi chính bạn.

 (Trích “Giác ngộ mỗi ngày”)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Xem thêm