Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/07/2023, 14:23 PM

Nghiệp là những hoạt động của thân, khẩu, ý của mình

Giáo pháp chính của Đức Phật là quy luật về nghiệp. Nghiệp có nghĩa là những hoạt động chúng ta thực hiện bằng thân, khẩu, ý của mình. Tất cả chúng sinh đều mong cầu hạnh phúc và mong muốn tránh khỏi đau khổ, nhưng hầu hết mọi người đều thiếu trí tuệ và lòng từ bi.

Audio

Do đó, rất ít người hiểu được nguyên nhân thực sự của hạnh phúc và khổ đau. Do vô minh, hầu hết mọi người tạo ra ngày càng nhiều nguyên nhân gây đau khổ cho chính mình. Mọi thứ không bỗng nhiên xảy ra mà không có nguyên nhân vì thế nguồn gốc của tất cả đau khổ là những nghiệp bất thiện này. Nghiệp bất thiện là những hoạt động của thân, khẩu, ý phát sinh ra từ những xúc tình tiêu cực như chấp thủ, sân giận và vô minh, đây là ba căn bản phiền não chính khi một người tạo ra những nghiệp bất thiện, hậu quả luôn luôn là khổ đau, rắc rối hay bất hạnh.

Chúng ta phải cố gắng loại bỏ nhân đau khổ và gieo trồng nhân của hạnh phúc.

Chúng ta phải cố gắng loại bỏ nhân đau khổ và gieo trồng nhân của hạnh phúc.

Thiện nghiệp là làm mọi việc với lòng từ bi và tình thương. Chúng ta phải rèn luyện tâm mình để thực hành lòng từ bi và tình yêu thương. Chúng ta phải trưởng dưỡng tâm từ bi thực sự đối với tất cả chúng sinh. Tất nhiên, lòng từ bi có nghĩa mong nguyện tất cả chúng sinh được hạnh phúc và thoát khỏi mọi khổ đau. Nếu không gieo nhân sẽ không bao giờ có quả. Tất cả quả đều xuất phát từ nhân.

Ví dụ, để trồng một cây táo, người đó cần phải có những hạt táo. Chúng ta không thể trồng cam từ những hạt táo. Nếu chúng ta trồng hạt cam, những cây cam sẽ lớn lên chứ không phải những cây táo. Mọi thứ đều có nguyên nhân của nó, mọi thứ đều không thể xẩy ra nếu không có nguyên nhân. Chính nhờ những thiện nghiệp mà chúng ta đã tích lũy từ các kiếp trước mà bây giờ chúng ta được tận hưởng những thành quả tốt.

Do đó, nguyên nhân của mọi khổ đau là bất thiện nghiệp và nguyên nhân của hạnh phúc là thiện nghiệp. Chúng ta phải cố gắng loại bỏ nhân đau khổ và gieo trồng nhân của hạnh phúc. Cội nguồn chân thật của hạnh phúc không đến từ những điều kiện bên ngoài mà xuất phát từ chính trong tâm của chúng ta. Nếu chúng ta biết an lạc, chúng ta sẽ hạnh phúc. Ngược lại, nếu tâm chúng ta không an lạc, chúng ta sẽ không bao giờ thấy hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Kiến thức 12:00 28/04/2024

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?

Kiến thức 10:52 28/04/2024

Đối với hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ mà có những giấc mơ thấy Phật, Bồ tát và hoa sen là điều rất quý hóa, chứng tỏ bạn có duyên lành với pháp môn niệm Phật.

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Kiến thức 10:00 28/04/2024

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

Cần làm gì khi tu niệm Phật thấy thánh cảnh hiện ra?

Kiến thức 09:01 28/04/2024

Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh.

Xem thêm