Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/10/2023, 13:47 PM

Nghiệp tạo ra số phận

Trong kinh Tăng Chi Bộ Đức Phật dạy: "Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.

Audio

Nhân quả là sợi chỉ xuyên suốt trong giáo lý của Đạo Phật. Sau khi chứng đạo quả dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã nhìn rõ, thấu suốt sự chi phối của quy luật nhân quả đến vạn vật trong pháp giới. Luật nhân quả không phải Đức Phật sáng tạo, phát minh ra, đó là quy luật chung của vũ trụ, chi phối tất cả chúng ta.

Khi chúng ta gieo nhân ắt sẽ gặt được quả

Khi chúng ta gieo nhân ắt sẽ gặt được quả

Trong tác phẩm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa”.

Quả thật, chúng ta tạo ra nghiệp và cũng là chủ nhân của nghiệp. Theo quan điểm đạo Phật, chúng sinh tái sinh trong lục đạo luân hồi, trải qua vô lượng kiếp. Trong mỗi kiếp, chúng ta lại tạo ra vô số các nghiệp thiện, ác. Nghiệp ấy sẽ quyết định chúng ta sinh vào nơi đâu, cha mẹ thế nào, giàu sang hay nghèo đói.

Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Đức Phật dạy: “Có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo mạng sống ngắn ngủi, hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo mạng sống dài lâu; hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo nhiều bệnh tật, hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo ít bệnh tật; hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo thân thể xấu xí, hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh được thân thể đẹp đẽ…”

Như vậy, mỗi người là tổng tích lũy của các nghiệp báo từ vô số kiếp. Nghiệp chính là chỗ nương tựa của chúng ta, là cầu nối ảnh hưởng, dẫn dắt, chi phối ta suốt cả cuộc đời, từ kiếp này sang kiếp khác. Do tạo nghiệp mà có số phận, nghiệp xấu thì số đen phận kém, nghiệp thiện thì số đỏ phận tốt. Nói “số phận” là chỉ cho “quả nghiệp”. Nên người Phật tử chúng ta tu theo Phật chính là là sửa đổi. Sửa đổi hành vi xấu thành tốt, nghiệp xấu thành nghiệp thiện thì sẽ chiêu cảm quả báo tốt. Vì vậy chúng ta cũng không nhất thiết phải đi coi bói, vì tốt xấu do tâm, nhân quả nghiệp báo của chính mình sẽ tạo số phận. Khi ta đang tu tập tốt thì không cần xem bất cứ loại bói nào vì sẽ làm loạn tâm trí, nhiều khi không đúng mà còn rước phiền não vào mình.

Sống thiện tâm từ bi

Thiện lành phúc bố thí

Tâm tĩnh trí huệ bừng

Phá tan phiền não loạn.

Số phận do ta tạo

Nghiệp báo nên phận số

Tu tập tâm ý định

Nghiệp dần dần đổi thay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm