Nỗi niềm khi thăm ngôi chùa cổ nhất vùng Bạc Liêu
Từng choáng ngợp trước “tuổi” các ngôi cổ tự tính bằng nghìn năm, miệt Trà Vinh, ra đời từ chục thế kỷ trước! Nhưng đến khi Thượng tọa Tăng Sa Vông bật mí về cổ tự lâu đời nhất của vùng Bạc Liêu của quê hương, người viết có phần ngỡ ngàng…
Theo một cách tính thời điểm khai sơn tạo tự thông qua ngày viên tịch Hòa thượng đầu tiên và ngày vãng sanh của vị cư sĩ hiến đất dựng chùa cùng tài liệu đáng tin khác, Serey Pothi Meangkol Puthle Chas - Chùa Hòa Bình cũ tọa lạc ở ấp thị trấn 1 A huyện lỵ Hòa bình, Bạc Liêu ra đời cách đây chừng 400 năm! Con số thời gian ấy rất đáng kể trong bề dày trầm tích văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của vùng phù sa nước mặn cuối phương Nam mọi thứ mới mẻ. Trong khuôn viên trãi rộng lấp lánh các kiến trúc phủ hai màu vàng & đỏ chói chang dưới nắng sớm, bên hữu – trong khu vườn tháp mộ, trang trọng nghiêm cẩn khu tưởng niệm hòa thượng khai sơn và bậc cư sĩ hiến đất dựng chùa với chân dung bán thân đắp nổi rất đẹp, có một con số 1556.
Serey Pothi Meangkol Puthle Chas trải rộng mênh mang và nối kết bởi những lối sỏi lao xao dưới từng bước hành hương thay cho những lối bê tông hay gạch lát khô cứng, lựa chọn ấy hợp với nhà thiền. Cận tết, từng khối công trình tươi mới hoan hỷ màu sơn. Vẫn ở bên hữu, khu tháp, cổ thụ hãy còn, cội bồ đề xoắn xuýt rễ uốn khúc quấn quýt tháp cũ, cội cây trùm lên và nuốt chửng mất tháp! Khoảng trống ở gốc đánh dấu cửa tháp ngày nào… Chỗ khác, tường cũ chìm trong rễ cổ thụ trông lạ… Chính vườn cây cổ thụ cạnh vườn tháp tạo nên nét cổ kính của cổ tự nay đã lấp đầy bởi kiến trúc mới tinh.
Một quý sư chân thành kể về lịch sử ngôi chùa bằng tiếng Kinh lưu loát, thông qua những tư liệu nhà chùa có được: bậc cư sĩ hiến đất lập chùa khi đứng từ phía xa xa ngoài cánh đồng đã nhận ra vị trí đẹp của khu đất thích hợp dựng chùa- ở vị trí giữa cánh đồng nay hãy còn một cội bồ đề hàng trăm năm tuổi đã được bậc thiện tâm lập bia cùng nhà tưởng niệm ghi dấu công đức tiền hiền. Vùng này ngày cũ rừng, bãi lẫy, thú dữ, cảnh tu học trong hoang sơ của tự nhiên, rồi chiến tranh triền miên chùa có khi bị thiêu rụi, cơ sở Chùa Hòa Bình mới cách đấy không xa, được lập ra như một thay thế.
Theo lời kể của quý sư, người viết men theo đường làng, dòng kênh, chiếc cầu cong, đến cánh đồng có cội bồ đề ghi dấu những ngày đầu tiên buổi khai sáng một ngôi chùa, nơi từ đấy bậc thiện tâm nhận ra vị trí thích hợp để kiến tạo Serey Pothi Meangkol Puthle Chas. Cội cổ thụ xum xuê xanh tốt giữa cánh đồng đang chớm xanh màu mạ nẩy mầm trên đất ẩm, cùng luống rẫy cạnh bờ kênh. Tấm bia nghiêm cẩn trang trọng trong gió lộng cách không xa làng mạc thôn ấp, gợi suy tư cho khách quan miên man nghĩ về buổi đầu ruộng nương rừng rậm cùng muông thú… Ngày ấy sự tu sự học sự giác ngộ của bậc xuất gia dấn thân cùng quý thiên tri thức trong vùng như thế nào?
Hết thảy chỉ theo lời kể, không thể dẫn ra chi tiết một cứ liệu chân xác mang tính khoa học nào song vị trí cổ tự hàng đầu của Bạc Liêu trong quý tăng ni, Phật tử, đồng bào của vùng mặc nhiên công nhận dành cho chùa Serey Pothi Meangkol Puthle Chas, và ký ức của bậc tu sĩ và bà con ngày nay chạm đến “tàng thư” văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của địa phương, của cổ tự.
Vẫn còn một lỗi no
Ghe Ngo ở Serey Pothi Meangkol Puthle Chas được bảo quản tốt bởi mái lợp, từng đàn bồ câu rợp trên cao và chậm rãi dạn dĩ dưới lối sỏi…. Song, hãy còn những lo âu từng có nơi này nơi khác: các cội cổ thụ quý giá vô ngần cả về tâm linh lẫn sinh học lô nhô bát hương chi chít chân hương cho tháy sự thịnh của mê tín hơn là chính tín và mối nguy về hỏa hoạn nếu xảy ra ít nhất cũng thiêu rụi các cội cây quý! Bạn hãy hình dung hốc cây như hang nhỏ ở núi, và trên các rễ, chỗ nào cũng có bát hương! Một sơ suất nhỏ xíu, sự bộc phát gió trời sẽ dẫn đến cái chi? Serey Pothi Meangkol Puthle Chas không xa, cùng thị trấn Hòa Bình, tịnh xá Bửu Linh cũng từng khiến người viết hoảng khi nhìn các cội cổ thụ rỗng toách cũng chi chít chân hương! Chuyện này có lẽ không chỉ có ở một vài cơ sở Phật giáo, và chẳng có chi mới mẻ?
Vốn sinh học, các cội cây, ở các ngôi chùa của vùng, vô cùng quý vì hiếm. Mới hôm qua hôm kia, Thượng tạo Tăng Sa Vông đã nhận xét chí lý rằng vùng đất ngập mặn khiến hiếm hoi các cội cổ thụ, trồng và giữ được một gốc cây bất kỳ hàng chục năm đã khó nói chi hàng trăm năm! Các cội cổ thụ ở chàu trong vùng xứng đáng dừng từ “nâng niu” khi đề cập đến.
Một áy náy khác
Một cổ tự như Serey Pothi Meangkol Puthle Chas của vùng nói nhiều về sự hình thành sinh hoạt Phật giáo trong dòng chảy lịch sử, con đường du nhập và chấp nhận của cộng đồng, sự thịnh suy và mọi góc cạnh của vùng phật giáo, vùng văn hóa phật giáo cực Nam Việt Nam. Khi nói Serey Pothi Meangkol Puthle Chas là cổ tự xưa nhất Bạc Liêu chỉ là một cách nói, người viết mạo muội đề cập tiếp cận cách nghĩ khác hơn: Serey Pothi Meangkol Puthle Chas, nếu xác tín đầy đủ thời điểm khai sơn tạo tự về mặt khoa học, tức ra đời cách đây 400 năm- hoàn toàn có căn cứ nói đến vị trí một cổ tự lâu đời nhất đánh dấu sự có mặt của phật giáo ở không chỉ khu vực hành chính tỉnh Bạc Liêu, mà của vùng rộng hơn bao gồm toàn bộ bán đảo Cà Mau - cùng đơn vị hành chính Cà Mau, Kiên Giang ngày nay.
Tuy nhiên cứ liệu xác lập được và côn bố hãy còn mỏng manh đến khó tin! Dân gian đưa các giá trị thông tin đáng trân trọng song, như ở Serey Pothi Meangkol Puthle Chas, bia hay cổ thụ cũng vẫn chỉ là…bia và cổ thụ, khoa học cần nhiều hơn hay rất nhiều hơn để có thể phát ngôn chính thống về lịch sử một ngôi chùa. Song, thông tin từ dân gian về Serey Pothi Meangkol Puthle Chas hoàn toàn xứng đáng cho công trình nghiên cứu khoa học sâu về cổ tự, về Phật giáo của vùng - một lổ hổng to tát khiến mọi cố gắn khảo cứu tư liệu phải chới với!
Theo quý sư trao đổi cùng CTV Phatgiao.org.vn bên hồ sen, ngày 9/1/2020 - Serey Pothi Meangkol Puthle Chas tổ chức cầu siêu cho những bậc có công đức với nhà chùa từ buổi đầu song chỉ tổ chức trong phạm vi nội bộ nhà chùa, một nghi thúc tri ân trọng thể hơn có lẽ xứng đáng? Đó là ý tứ quý sư bộc bạch cùng CTV Phatgiao.org.vn. Khi tập hợp được căn bản tư liệu lịch sử cổ tự cách hệ thống khoa học và đáng tin cậy, sự công bố, trưng bày, truyền thông và tri ân rộng trong Phật giáo tỉnh, hệ phái Nam Tông Khmer tỉnh là chuyện cần thiết?
Người viết ngổn ngang cảm xúc đan xen khi trải nghiệm lần đầu ở Serey Pothi Meangkol Puthle Chas, cùng sự chia sẻ suy nghĩ của quý sư hữu duyên tâm tình bên hồ sen.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm