Ngôi chùa trong đời sống người Việt
Ngôi chùa trong đời sống Việt vẫn là một không gian tâm linh nhiều người tìm đến. Ngày Tết, Phật tử thường lên chùa thắp nén tâm hương và cầu an. Dịp lễ hội, Phật tử đến chùa để tỏ lòng thành kính. Những khi cần tham vấn, hay cần tĩnh lặng, thì ngôi chùa cũng là một lựa chọn để ghé qua.
Ý nghĩa của ngôi chùa trong đời sống tâm linh
Ngôi chùa trong đời sống hàng ngày
Điểm cốt lõi trong sự hòa mình của Phật giáo với đời sống người Việt đó chính là tính hướng thiện. Người Việt ta vốn “thương người như thể thương thân”, “đói cho sạch rách cho thơm”… Những thành ngữ ấy đã từ trong giáo lý đi ra với đời sống thực tiễn, cả hai đã hòa cùng nhau. Nên với nhiều người, dường như không có khoảng cách giữa cõi Phật với đời sống hiện tại. Ngôi chùa là nơi mà người ta tìm đến với sự đồng điệu, chân tình. Không chỉ cảm giác bình an, thân thiện mà còn ở đó họ hiểu và cảm nhận rõ sự đúng sai, tốt xấu. Biết được điều gì là nên và điều gì là không để tránh bỏ.
Dù rằng những điều như cúng đồ mặn, sinh hoạt vợ chồng tương đối đi ngược với ngũ giới. Nhưng những điều ấy là tất yếu và không thể tránh khỏi trong đời sống. Lựa chọn của nhà Phật trong những trường hợp ấy là khuyên nhủ. Mong cầu hạn chế chứ không mưu triệt tiêu, chối bỏ. Bởi chính sự dấn thân và đồng điệu ấy. Nên người ta cảm thấy gần gũi và cực kỳ thân thiết khi đến với ngôi chùa. Chùa không chỉ là một không gian tâm linh. Mà nó đã trở thành một không gian văn hóa không thể thiếu với người Việt.
Ngôi chùa có hệ thống tường xây khắc nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam
Ngôi chùa trong ký ức tuổi thơ
Hồi nhỏ, tôi hay được bà dẫn lên chùa mỗi dịp rằm lớn (Vu Lan, Phật Đản…). Bởi những khi ấy chùa thật đầy màu sắc và nhiều thứ để khám phá. Những chiếc áo lam của các cô các bà đi lại khắp nơi, hương trầm nhang phảng phất trong gió. Những chén chè đậu xanh thơm lừng và những món chay ngon tuyệt. Cứ mỗi lần nghĩ lại tôi thấy khoảnh khắc và không gian ấy là vô cùng đẹp.
Cả những đứa trẻ xuất hiện ở đấy cũng rất khác. Đi đâu mất những câu cãi nhau chí chóe, những trận đánh bậy không ngừng. Ở đấy chỉ còn sự vui đùa thân thiết. Chơi với nhau bằng sự chân tình vui vẻ. Chẳng cần phải hét thật to hay gắng nhiều sức mới là vui. Xuất hiện ở đấy là vui lắm rồi.
Rồi những ngày Tết đến, tôi cùng ông bà với ba mẹ lại đi lên chùa cầu an, và thắp nén nhang nơi những ngôi mộ không tên tuổi. Điều ấy dường như đã thành thói quen. Không chỉ của gia đình nhà tôi mà với mọi người trong xóm. Mọi người tới xin lộc không phải để cầu mong danh lợi nơi cửa Phật, Mà là ước nguyện sự bình an và hạnh phúc đến với nhau. Những ngôi mộ là những kiếp người lạnh lẽo khi còn sống. Nay trở nên ấm và bớt cô quạnh hơn khi được đưa về đây.
Dấu ấn Phật trong ngôi chùa nhỏ
Ngôi chùa đi vào sự chân thiện mỹ
Không phải cứ hướng về niềm tin, thì người ta mới tìm đến cửa Phật. Không gian của ngôi chùa được thiết kể để đem lại sự thanh tịnh cho người tu tập. Sân hận cuồng si nằm ở đâu ngoài kia, chứ chẳng thấy chút bóng nào quanh những gốc lan, hàng cây, mái hiên nơi này. Những điều ấy không gì khác là để những sư thầy, sư cô ở đấy được chuyên tâm vào việc giác ngộ và hướng thiện.
Và nhà chùa cũng không giữ riêng sự bình đạm, an lạc ấy cho riêng mình. Mà luôn chia sẻ và mở cửa chào đón bất kỳ ai đến. Người ta tìm tới là tìm đến sự bình lặng chân phương nhẹ nhàng. Nếu có mệt quá lại ghé qua chùa, xin chén trà với lời khuyên của sư thầy, để biết điều gì nên buông và điều gì nên hướng tới. Còn khi cảm thấy cuộc sống này sao quá vội vã, gấp gáp mà chính mình theo chẳng mấy kịp. Hãy tìm đến sự chậm rãi an yên nơi cửa chùa, biết đâu sẽ biết lối đi nào là phù hợp với chính mình chăng?
Dù rằng nhịp sống hiện đại. Vật chất lên ngôi khiến những ngôi chùa trở nên to lớn hơn, người ta cúng dường nhiều hơn. Niềm tin tâm linh cũng nhuốm màu mưu cầu cá nhân và sự hướng thiện không còn thiện lương như lúc nào. Nhưng sự đi sâu của chùa trong đời sống người Việt là một điều rõ ràng và bất biến. Nên dù có vật chất hóa đến bao nhiêu thì những ý nghĩa và sự trường tồn của chùa Việt là không gì có thể thay thế.
> Xem thêm video "Tìm hiểu về những ngày ăn chay trong năm":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm