Ý nghĩa của ngôi chùa trong đời sống tâm linh
Ngôi chùa không của một cá nhân, gia đình dòng họ hay một tập thể nào. Chùa là tài sản tâm linh chung cho tất cả mọi người. Ai có Tâm thì cửa chùa sẽ rộng mở để chào đón.
Dấu ấn Phật trong ngôi chùa nhỏ
"Vào chùa tâm tĩnh lặng
Bước chân chẳng vội vàng
Vui trong niềm tỉnh thức
Hạnh phúc thật nhẹ nhàng"
Sở dĩ người ta thường hay nói cửa chùa rộng mở là vì ai bước chân vào chùa cũng được hết. Vua, quan bước chân vào chùa cũng bằng cửa đó. Người buôn thúng bán nia hay những kẻ ăn mày cùng đinh trong xã hội đi vào chùa cũng bằng cửa đó. Cửa chùa rộng mở tuy nhiên nó rất hẹp.
Hẹp là bởi vì chưa chắc ông vua đã lọt vào được trong cửa chùa, vì áo mão, quyền uy, chức tước, công danh sự nghiệp, cồng kềnh đủ thứ. Nhưng ngược lại với một con người nghèo nàn mà thong dong đi vào cửa chùa không gặp bất cứ trở ngại nào cả. Vì cửa chùa vốn không chứa đựng những công danh lợi lộc, những thị phi, tranh chấp, những ganh tỵ thù hằn... ở đời. Nếu vị nào tới chùa mà mang danh vị chức tước, quyền uy thế lực... thì cửa chùa tuy mở rộng đó mà lại khép kín. Ngược lại, với con người chỉ với một tấm lòng thành, chỉ một tấm lòng thành như vậy thôi mà cửa chùa luôn luôn mở rộng với mình.
Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Việt
Ngôi chùa là nơi giải toả, an ủi những khó khăn đời sống tinh thần của con người
Ai trong chúng ta mà không có những lúc thất bại, đau khổ, những lúc người thân yêu của mình mất đi. Chùa là mái nhà che chở, an ủi, vỗ về cho những con người đau khổ như vậy. Cho nên, người Phật tử đến chùa để cầu nguyện, nghe tiếng chuông ngân, hồi mõ hùng ấm, chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Phật để cầu mong bao nhiêu đau đớn buồn phiền bực nhọc tan biến. Chùa rất cần thiết cho đời sống tình cảm con người.
Ngôi chùa còn như là bệnh viện chữa trị những căn bệnh tâm hồn
Có nhiều người suốt cả cuộc đời không bao giờ bệnh hoạn về thể xác kể cả những người cao quý nhất, nhưng không ai ở trong đời mà không có những căn bệnh về tâm hồn. Đó là những tham dục, si mê, cuồng giận, những lo âu, phiền muộn, rối loạn bực nhọc …Tất cả những bệnh đó đều có gốc rể từ tâm hồn con người. Nếu người nào đó biết nhìn ra được nơi tâm hồn của mình vốn có những tham sân độc hại, người ấy đến chùa để mong cầu chánh pháp của Đức Phật mà chữa trị những căn bệnh tham giận, si mê, kiêu căng, ngạo mạn đó thì chùa lúc nào cũng mở rộng cả.
Chúng ta biết rằng Đạo Phật ra đời để phá tan bức màn si mê đó. Vì vậy, Đạo Phật chính là Đạo khai mở trí tuệ cho con người. Chính vì vậy mà chúng ta ý thức rằng: Chúng ta đến chùa xem chùa như là một trường học để nuôi lớn đời sống trí tuệ, đời sống tâm linh. Đến chùa không những chỉ lạy Phật mà còn để nghe pháp, học hỏi giáo lý, mở rộng trí tuệ. Vị nào có trí tuệ người ấy vượt qua hết những căn bệnh đau khổ.
Chùa Việt Nam với cái nhìn tổng quát
Đức Phật khác với chúng sanh ở chỗ: Đức Phật trí tuệ, chúng sanh u mê. Vì u mê nên nhận cái giả làm cái thật, nhận cái nguỵ làm cái chân. Mình cứ đuổi theo những giấc mộng ảo ảnh của cuộc đời rồi bắt bóng hạnh phúc ở công danh sự nghiệp, để rồi khi những giấc mộng ảo ảnh ấy tan vỡ mình thất vọng, mình chơi vơi, mình đau khổ. Đức Phật nhìn ra tất cả còn chúng ta cứ mê mở trôi lăn. Hãy nương vào lời dạy của Đức Phật để nhìn ra sự thật. Vị nào nhìn ra sự thật người ấy được giải thoát.
Chùa không của một cá nhân, gia đình, giòng họ hay một tập thể nào. Chùa là tài sản tâm linh chung cho tất cả mọi người. Ai có Tâm thì cửa chùa sẽ rộng mở để chào đón. Nếu có tâm ý sai lệch thì tự mình đã quay lưng với chùa.
Chúng ta đến chùa với tâm ý như vậy thì chùa rất cao quý. Nếu không thì trong cuộc sống ngày nay mình dễ biến chùa thành chốn chợ đời đầy những thị phi, tranh chấp, hơn thua.
Mong rằng mọi người khi đến chùa với tâm thế rỗng không để ta và tha nhân được tắm gội trong ngôi nhà tâm linh đầy hương sắc tịnh. Mong rằng những người nào lợi dụng cửa chùa làm nơi kinh tế, giao thương thì dừng lại để giá trị tâm linh không bị nhiễm ô. Mong rằng ai đã, đang, sẽ lợi dụng cửa chùa để tạo cho mình vỏ bọc ... thì dừng lại ngay kẻo trễ.
Mời quý Phật tử cùng xem thêm video "Tự tại trước khen chê":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Xem thêm