Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/10/2023, 11:45 AM

Ngỗng chúa uống sữa, chừa nước

Bây giờ đem một bát sữa bảo chúng ta uống, chúng ta khôn hơn con ngỗng, nhưng chúng ta có lọc riêng sữa một bên nước một bên, để uống sữa chừa nước lại không? Như vậy tại sao Thiền sư lại nói như con ngỗng chúa uống sữa, lọc nước chừa lại. Quý vị thử nghiệm xem uống sữa lọc nước lại là gì?

Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quý vị nghe. Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chứ không có gì lạ. Một sáng, khi xả thiền ra tôi có tuyên bố với một số người rằng:

"Tôi quả thực là con ngỗng chúa biết uống sữa, lọc nước chừa lại".

Câu nói đó quý vị nghe lạ đời phải không?

Đây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi học tôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết nhưng biết hơi ngờ ngờ.

Bây giờ đem một bát sữa lại bảo chúng ta uống, chúng ta khôn hơn con ngỗng, nhưng chúng ta có lọc riêng sữa một bên nước một bên, để uống sữa chừa nước lại không?

Huống là con ngỗng khờ hơn mình tại sao nó biết lọc sữa uống, còn nước chừa lại.

Như vậy tại sao Thiền sư lại nói như con ngỗng chúa uống sữa, lọc nước chừa lại.

Quý vị thử nghiệm xem uống sữa lọc nước lại là gì?

Cái gì là sữa, cái gì là nước?

Nếu mình không biết rõ cái gì là sữa, cái gì là nước thì thôi cứ uống hết cho rồi.

Uống cạn ly cạn bát, chứ không có cách nào khác.

Vậy muốn lọc sữa chừa nước lại thì phải lọc bằng cách nào?

Dùng phương tiện gì để lọc?

Đó là một vấn đề nan giải.

Ngày xưa tôi hiểu rõ rằng, sữa là chỉ cho cái chân thật của mình, nước là chỉ cho cái giả dối.

160269142_943654716444732_6195001033012733428_n

Cái thật giả nó lẫn nhau, khó mà lừa lọc được.

Hiểu vậy thì được rồi, nhưng bảo phải lọc cái này bỏ cái kia thì thật là khó vô cùng.

Nói khó nhưng không ngờ nó lại dễ. Khi thấy nó rồi thì rất là dễ.

Tôi xin hỏi lại, chúng ta ngồi thiền để làm gì?

Là tập làm con ngỗng chúa lọc sữa uống chừa nước lại đó.

Vậy thì cái gì là sữa để uống, cái gì là nước để chừa lại?

Hiểu thì hiểu, nhưng nói ra thì nói không được.

Nói không được và làm cũng chưa được luôn.

Bởi vậy nên rồi chúng ta trở thành ngỗng con, chứ không phải ngỗng chúa.

Khi nhìn thấy cái đó rồi, tôi mới thông cảm ngày xưa trong kinh dạy các vị A-la-hán có hai thân:

Một là còn thân xác thịt này mà đã ở trong Niết-bàn gọi là Hữu dư y Niết-bàn.

Hai là thân xác thịt này hoại diệt đi, hoàn toàn nhập Niết-bàn gọi là Vô dư y Niết-bàn.

Sau khi thân hoại diệt nhập Niết-bàn thì chúng ta dễ hiểu, vì Niết-bàn là vô sanh.

Còn thân này đi đứng là còn sống, còn sống là còn sanh, sao lại được Niết-bàn?

Đó là điều tôi thắc mắc. Bởi vì Niết-bàn, nghĩa chánh là vô sanh.

Đó là một nghi vấn tôi thầm đặt ra mà chưa tự giải đáp thỏa đáng. Nhưng khi hiểu được con ngỗng chúa uống sữa, chừa nước lại thì tôi liền hiểu qua nghĩa Hữu dư y Niết-bàn của các vị A-la-hán.

Chỗ này tôi sẽ nói chậm, từ từ để cho quý vị vừa nghe vừa gẫm, mới thấy rõ được lẽ thật.

Tất cả chúng ta tu ai cũng sợ vọng tưởng dấy khởi, cho nên vọng khởi là liền bỏ, liền dẹp.

Khi bỏ dẹp rồi, lúc đó nói mình không còn vọng tưởng.

Nhưng chú thứ hai thứ ba trồi lên rồi bỏ dẹp, ... cứ làm như vậy suốt buổi có mệt không?

Quả là còn nhọc hơn mấy người nông phu cuốc đất ngoài đồng nữa, phải không?

Ra đồng cuốc đất, dỡ cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi.

Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ không?

Lúc nào cũng phải dòm chừng, cứ hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết.

Như vậy người tu mới nhìn qua thấy thảnh thơi quá, ngồi lim dim đó thôi, không có gì quan trọng.

Mà thực là đổ mồ hôi hột, không có chút rãnh rỗi, nhàn hạ.

Bởi vì chúng ta quen nhìn mọi sự vật bên ngoài theo lối hình thức phân biệt tướng mạo, vì vậy cái gì có hình tướng, cái gì có phân biệt thì chúng ta hiểu nhận, còn cái gì không hình tướng, chúng ta lại không biết.

Ai cũng nói tâm là cái biết của mình, là phần tinh thần của mình.

Như vậy khi khởi nghĩ phân biệt hơn thua, phải quấy, tốt xấu là chân hay giả?

Đến lúc những thứ đó lặng xuống thì cái chân cũng lặng xuống mất tiêu phải không?

Đó là chỗ mà lâu nay chúng ta không biết.

Không biết uống sữa chừa nước lại là vậy.

Tôi nói xa như người tu Thoại đầu. Thoại đầu là gì?

Thoại là câu nói, đầu là ở trước câu nói.

Thí dụ như khởi niệm "trước khi cha mẹ chưa sanh, ta là gì?", thì từ "trước khi cha mẹ chưa sanh" là thoại, khi chưa khởi câu đó là đầu.

Nên sau này các Thiền sư thường nói chúng ta khán thoại vĩ, chứ không phải khán thoại đầu.

Vĩ là đuôi, đuôi câu nói.

Khán đuôi câu nói, chứ không khán được đầu câu nói.

Cứ nhớ "trước khi cha mẹ chưa sanh ta là gì?", mà không thấy được cái trước khi khởi câu nói.

Chưa thấy cái trước khi khởi câu, đó là chưa khán tới thoại đầu.

Chúng ta ngồi thiền chỉ biết vọng tưởng.

Thấy vọng tưởng sinh, vọng tưởng diệt, chứ không biết cái đầu, trước khi vọng tưởng khởi hay là cái cuối, sau khi vọng tưởng lặng.

Như vậy trước khi vọng tưởng dấy lên là cái gì? Sau khi vọng tưởng diệt là cái gì?

Bởi khi vọng dấy lên chúng ta nhớ "có vọng, buông!".

Buông cái này lặng rồi, một lát cái khác dấy lên.

Vọng trước lặng, cái khoảng trống trước khi qua vọng thứ hai, là cái gì?

Chúng ta chỉ nhớ vọng tưởng lặng, vọng tưởng sanh thành ra cứ đánh lộn hoài, nhọc nhằn quá phải không?

Còn cái khoảng giữa khi nó lặng rồi, mà chưa có cái thứ hai dấy lên, là gì?

Đó là chỗ mà chúng ta quên. Khi vọng tưởng thứ nhất lặng, chừng một giây hay hai giây mới thấy vọng tưởng thứ hai dấy lên, thì khoảng trống giữa cái thứ nhất với cái thứ hai đó, chúng ta hữu tri hay vô tri?

Hữu tri tức là có tâm.

Vọng tưởng dấy lên thì có suy nghĩ, cái suy nghĩ đó là cái biết động.

Mỗi một niệm dấy lên là động, động là tướng sinh diệt.

Khi nó lặng, khoảng giữa này không có dài, nhưng vẫn có một khoảng giữa trước khi niệm thứ hai dấy lên.

Khoảng giữa đó, nếu không có tri thì niệm thứ hai dấy lên mình không thấy.

Nhưng niệm thứ hai vừa trồi đầu lên, mình thấy liền, như vậy trong khoảng giữa đó mình có tri hay vô tri? Có tri.

Cái tri của khoảng giữa đó là cái tri sinh diệt hay cái tri bất sinh bất diệt?

Có tướng mạo gì không?

Khi chúng ta khởi nghĩ nhớ ba, nhớ má, thì hình bóng ba má hiện ra.

Ta liền nói "vọng, buông!"

Buông thì nó lặng xuống, im lìm được một chút lại dấy lên nhớ chú, nhớ bác.

Khi đó hình dáng chú, bác hiện ra.

Như vậy khoảng giữa này biết mà không có bóng dáng, không có dấy niệm.

Vậy khoảng giữa đó là cái gì?

Đó, tôi muốn chỉ cho tường tận chỗ này.

Nếu không nói tường tận, quý vị sẽ không hiểu được.

Cứ nghĩ rằng hôm nay tôi ngồi một giờ đồng hồ thấy cả trăm vọng tưởng.

Chỉ thấy vọng tưởng thôi, mà không thấy cái gì khác.

Như vậy là quên sữa mà chỉ uống nước.

Bây giờ chúng ta phải nhìn lại cho kỹ, khoảng giữa của hai niệm có một khoảng, nhiều khi được một giây hai giây, hoặc một phút hai phút, sau đó mới có niệm thứ hai.

Vậy một hai phút đó là một hai phút chúng ta đang sống với cái gì?

Biết mà không khởi động là cái gì?

Là cái biết không sinh diệt.

Dấy niệm là cái biết sinh diệt.

Cái biết sinh diệt vùng lên mình thấy, rồi nó lặng đi.

Khoảng trống đó không có niệm sinh diệt, thì đó là khoảng trống của cái không sinh diệt.

Bởi vì khoảng trống đó mình vẫn biết mà.

Mình biết mà không có dấy động, biết mà không có bóng dáng, thì cái biết đó thuộc cái không sinh diệt.

Trích: Nguồn an lạc. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm