Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/05/2022, 09:41 AM

Người có trí tuệ, nhìn thấu vạn pháp vô thường sẽ đạt đến cảnh giới bình yên giải thoát

Người cư sĩ tuân giữ 5 giới, không làm điều ác đức, biết tu nhân học Phật cũng sẽ sống được bình yên, an lành, hướng thượng. Ta hãy cùng nhau quan sát thật kỹ càng và thấu đáo giá trị của sự bình yên, gìn giữ và trân quý nó, để sau này, ta không phải hối hận khi đã muộn màng.

Không có bình an thì khó có vui vẻ hạnh phúc

Không được yên ổn thì khó nói đến hạnh phúc

Trong lòng luôn lo lắng, bất an khó mà cảm nhận được hạnh phúc

Bình yên là yếu tố nền tảng quan trọng hàng đầu để thiết lập một cuộc sống an lạc hạnh phúc, vốn không phải đạo lý cao siêu khó hiểu gì.

Nhưng cũng chính vì nó quá bình thường đến mức ai cũng đã từng một lần được nghe, và đã từng có được nó một cách tự nhiên, cho nên ta ít trân trọng, ít để tâm, ít đoái hoài đến.

Con người chúng ta hay có thói quen như vậy, thứ gì mà ta hay thấy nhan nhản trước mắt, có sẵn, đưa tay là vớ được, thì ta sẽ xem nhẹ và không biết quý trọng dù nó có giá trị thực tốt đến đâu đi chăng nữa. Cho đến khi ta cần đến nó, tìm không ra, kiếm không thấy, lúc ấy mới hối hận, hối tiếc thì không còn kịp nữa.

Ví như nói về tình thân, lúc sống chung trong một căn nhà, ăn ngủ sinh hoạt cùng nhau, thì hay gây gổ, xét nét, ganh tỵ, khó chịu với nhau, không biết quý trọng. Lúc gặp sự cố, phân ly mỗi người mỗi ngả, cách biệt xa xăm không có cơ hội gặp nhau, thì mới tiếc nuối, hối hận sao lúc trước mình không biết thương quý chia sẻ chăm sóc lẫn nhau, bây giờ có muốn nấu một bữa ăn để cùng ngồi ăn chung, cũng không có cách nào.

Bình yên cũng như vậy. Chắc hẳn trong đời, hầu hết ai cũng từng có thời gian, giai đoạn được sống bình yên êm ả, dù ngắn dù dài, hiếm có ai từ khi sinh ra, đã không có một khoảng thời gian được sống bình yên an ổn.

Ta thử hỏi chính mình, nếu ta sống trong nỗi lo lắng bất an, liệu có cảm thấy hạnh phúc không ? Câu trả lời, có lẽ là không.

Ta hãy ngẫm nghĩ xem, ta đã quay lưng với bình yên như thế nào ?

Chúng tôi từng thấy, có những gia đình ở những vùng quê với không khí trong lành, có nước chảy róc rách, cây cối xanh um, hoa cỏ khoe sắc, chim thú nhởn nhơ, con người sống trong tình làng nghĩa xóm, sớm tối quan tâm lẫn nhau, trẻ con được nô đùa trong sự vô tư thơ ngây, anh em hòa thuận, xóm làng thân thương. Mặc dù điều kiện tiện nghi vật chất không được dư dã nhưng thật sự êm đềm bình yên, hạnh phúc, tin tưởng lẫn nhau tương thân tương ái.

Ai cũng cần hạnh phúc, ai cũng cần bình yên

Xét đến cùng, sự bình yên vững vàng của nội tâm mới là quan trọng nhất, có tính quyết định hơn hoàn cảnh và môi trường sống.

Xét đến cùng, sự bình yên vững vàng của nội tâm mới là quan trọng nhất, có tính quyết định hơn hoàn cảnh và môi trường sống.

Sử sách ghi lại, nước Đại Việt thời Trần là thời thanh bình thịnh trị, vua Phật Trần Nhân Tông là vị Hoàng Đế giác ngộ, có tâm từ bi lớn, có trí tuệ lớn, thương dân như con, người dân cơm no áo ấm, được chăm lo, được giáo hóa, sống bình yên hạnh phúc,thật là cực lạc nhân gian.

Khung cảnh làng quê thân thương ấy, tình thân mới là đáng quý, thường thì cha mẹ lớn tuổi, phân chia đều tài sản, đất đai nhà cửa cho con cái bằng miệng, có người lớn làm chứng, xóm làng làm tin, không ai bảo ai, đều tuân theo như vậy, không tranh cãi hơn thua gì.

Đùng một cái, làng quê biến thành nửa thành thị, vật chất được xem trọng nhất, cái nhìn so sánh, phân biệt, hơn thua được phổ biến, cha con, anh em vì tranh dành đất đai giận hờn không nhìn mặt nhau, láng giềng vì hơn thua ranh giới đất mà trở mặt thành thù

Khung trời bình yên vỡ toang.

Có người sẽ nghĩ rằng, bình yên mà nghèo khổ thiếu thốn thì làm sao hạnh phúc được ?

Đương nhiên, nếu điều kiện kinh tế, vật chất được cải thiện, đường sá rộng rãi, nhà cửa khang trang hơn, đời sống được nâng cao lên mà tình làng nghĩa xóm vẫn giữ, người trẻ vẫn kính người già, cha con anh em vẫn hiếu đễ thuận hòa, môi trường không khí vẫn trong lành không ô nhiễm, những nét văn hóa truyền thống vẫn được tôn trọng thì càng tốt đẹp hơn.

Nói đơn giản, chúng ta hiẻu sâu sắc sự quý giá bình yên trong cuộc sống. Giữ được sự bình yên cùng với sự siêng năng cần cù nhằm nâng cao mọi mặt của đời sống thì càng tốt.

Nếu ta vì quá xem trọng tiền tài vật chất, thậm chí bất chấp đánh đổi mọi thứ, đánh mất sự bình yên rồi, sau này hối hận sẽ không cách nào tìm lại được. Sự bình yên của cuộc sống làng quê có được là tổng hòa nhiều yếu tố, môi trường, làng xóm, tình thân, tình nghĩa, phong tục văn hóa, không phải do tư kiến chủ quan của một người hay một nhóm người mà có được. Khó có nhưng dễ mất.

Như tình thân phải vun bồi cả đời, chỉ cần bị sức mẻ một chút, muốn tìm lại cũng khó như bát nước đã đổ đi, làm sao hốt lại. Bình yên mất rồi, muốn khôi phục lại, còn khó hơn như thế.

Mỗi người, ai cũng có quyền chọn cách sống, hướng sống, mục đích sống của riêng mình. Nhưng chắc chắn không ai muốn sống trong lo lắng bất an cả.

Ai cũng muốn sống bình yên hạnh phúc.

Có bình yên sẽ có thể có hạnh phúc, không bình yên sẽ không có hạnh phúc.

Vậy làm sao để góp phần gìn giữ bình yên?

Hãy cùng nhau trân quý môi trường sống, bảo vệ động vật và thiên nhiên, gìn giữ những phong tục văn hóa tốt đẹp, trân trọng tình thân và mối quan hệ xóm giềng, đề cao đạo lý nhân nghĩa hiếu thuận, dạy dỗ con cháu tử tế. Định hướng sống thiện tích cực, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, siêng năng làm việc, phát triển nghề nghiệp, từng bước nâng cao mọi mặt của đời sống cả vật chất và tâm linh.

Càng nhiều tham muốn, hơn thua và cố chấp thì càng nhiều bất an. Càng đơn giản, bình dị và lạc quan thì càng thấy bình yên.

Ta hãy nhớ, tài giỏi chớ khoe khoang, giàu sang chớ kênh kiệu, quyền thế chớ hiếp người. Nếu không sẽ khó được bình yên.

Đi tìm năng lượng bình yên trong mỗi người

Người tu tập thiền định có sức định tĩnh lớn cũng sẽ đạt được sự yên bình vững chãi.

Người tu tập thiền định có sức định tĩnh lớn cũng sẽ đạt được sự yên bình vững chãi.

Quy y Tam Bảo, hành thiện tích đức, học phật tu thiền. Tâm lực, ý chí càng mạnh mẽ và từ bi thì cuộc sống càng bình yên vững chải.

Đúng như lời đức Phật đã dạy: tâm bình là thế giới bình, tâm an thì vạn sự yên.

Thông thường phần lớn đối với những người bình thường, thì cả môi trường hoàn cảnh và tâm ý góp phần tạo nên sự bình yên trong cuộc sống. Đối với những người có phẩm chất đạo đức, trí tuệ và định lực cao, thì tâm lực ý chí họ đủ mạnh, đủ vững chải, dù trong môi trường, hoàn cảnh không được như ý, họ vẫn thiết lập được sự bình yên vững vàng trong đời.

Xét đến cùng, sự bình yên vững vàng của nội tâm mới là quan trọng nhất, có tính quyết định hơn hoàn cảnh và môi trường sống.

Người có trí tuệ, nhìn thấu vạn pháp vô thường, nhân sinh như mộng, năm ấm vô ngã sẽ đạt đến cảnh giới bình yên giải thoát hoàn toàn.

Người tu tập thiền định có sức định tĩnh lớn cũng sẽ đạt được sự yên bình vững chãi. 

Người cư sĩ tuân giữ 5 giới, không làm điều ác đức, biết tu nhân học Phật cũng sẽ sống được bình yên, an lành, hướng thượng. 

Ta hãy cùng nhau quan sát thật kỹ càng và thấu đáo giá trị của sự bình yên, gìn giữ và trân quý nó, để sau này, ta không phải hối hận khi đã muộn màng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm