Thứ sáu, 03/04/2020, 08:49 AM

Người đạt Bất niệm tự niệm, có còn vọng niệm không?

Xin thưa, người đạt Bất niệm tự niệm, chỉ vọng niệm ít khởi thôi, chớ chưa thật sự dứt hết. Nếu sạch hết vọng niệm thì thành Phật rồi. Tuy thỉnh thoảng vọng niệm có khởi, nhưng vừa khởi lên liền tự dứt. Đây là chỗ kỳ đặc vi diệu của pháp môn niệm Phật.

Điều thiết yếu khi niệm Phật

Khi niệm Phật, các Phật tử niệm danh bất kỳ Đức Phật đều nhận được công đức vô lượng vô biên

Khi niệm Phật, các Phật tử niệm danh bất kỳ Đức Phật đều nhận được công đức vô lượng vô biên

Hỏi: Kính bạch thầy, con đọc trong sách Tịnh độ thấy có câu: Bất niệm tự niệm, nhưng con không hiểu khi mình đạt được Bất niệm tự niệm rồi, thì khi đó có còn vọng niệm không? và cho đến khi nào mới trừ hết vọng niệm? Kính xin thầy giái đáp cho con rõ.

Đáp: Xin thưa, người đạt Bất niệm tự niệm, chỉ vọng niệm ít khởi thôi, chớ chưa thật sự dứt hết. Nếu sạch hết vọng niệm thì thành Phật rồi. Tuy thỉnh thoảng vọng niệm có khởi, nhưng vừa khởi lên liền tự dứt. Đây là chỗ kỳ đặc vi diệu của pháp môn niệm Phật.

Triệt Ngộ Đại Sư là vị Tổ thứ mười hai trong Liên tông có dạy: "Chỉ có Đức Phật mới vô niệm, còn từ Đẳng giác Bồ tát trở xuống đều hữu niệm". Như vậy, từ ngữ "vô niệm" mà chúng ta thường nghe thường dùng có nghĩa là không tà niệm chớ không phải thật sự là không có niệm.

Vọng niệm sạch hết thì mới gọi là Giác ngộ viên mãn.

Vọng niệm sạch hết thì mới gọi là Giác ngộ viên mãn.

Ngẫu Ích Đại Sư nói: "Nhập vô tưởng định vẫn còn có tám vạn bốn ngàn (84.000) loạn tưởng khô khan".

Ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật

Trong khế kinh có nói: Trong khoảng khảy ngón tay có sáu mươi sát na. Mỗi sát na có một trăm mười ý niệm. Như vậy trong khoảng khảy ngón tay có sáu ngàn sáu trăm ý niệm. Những ý niệm mà ta thường nói đó là những ý niệm thô, còn những ý niệm vi tế thì làm sao ta có thể nhận ra được?

Phật tử hỏi cho đến khi nào mới trừ hết vọng niệm? Nếu y cứ vào Tứ quả Thanh Văn của Phật giáo Nguyên Thủy, thì đến quả vị A la hán mới trừ hết vọng niệm (A la hán vị xả). Nghĩa là A la hán xả bỏ hết vọng niệm. Còn y cứ vào quả vị tu chứng của Phật giáo Phát Triển (Đại thừa) thì phải đến quả vị Phật mới hoàn toàn không còn vọng niệm. Vọng niệm sạch hết thì mới gọi là Giác ngộ viên mãn.

> Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm