Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/09/2020, 09:10 AM

Người khôn biết quay đầu...

Phật giáo và Dân tộc Việt Nam là mối quan hệ tương sinh được thử thách qua 2000 năm lịch sử. Người xúc phạm Phật giáo cũng đồng nghĩa xúc phạm đến Dân tộc Việt Nam.

Hành vi xúc phạm Phật giáo trên trang phụ trương Tuổi Trẻ Cười khó lòng chấp nhận

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mọi luận điệu xuyên tạc, dững dưng làm ngơ hoặc âm thầm tiếp tay cho những ngòi bút bẩn, những trang truyền thông thiếu ý thức đều là tội đồ của Dân tộc Việt Nam.

Chỉ có những kẻ vô ơn mới quên đi những ngày dài tăm tối khi gót giày ngoại bang và những cuộc cải đạo tàn nhẫn đã giày xéo lên mảnh đất quê hương, hút cạn máu và nước mắt của hàng triệu đồng bào bị áp bức bất công.

Có ai còn nhớ hình ảnh Thiền sư Khuông Việt, thay mặt Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và người dân Đại Cồ Việt tiếp sứ thần phương Bắc mà dõng dạc tuyên bố nền độc lập tự chủ của dân Nam.

Có ai còn nhớ Thiền sư vạn Hạnh đã nuôi dưỡng và truyền trao tinh thần “Bi-Trí-Dũng” cho đức vua Lý Công Uẩn - định đô và làm nên một triều đại huy hoàng.

Có ai còn nhớ hình ảnh uy hùng của lớp lớp Tăng, Ni, Phật tử cởi Cà-sa khoác chiến bào. Mỗi ngôi chùa là một hầm trú ẩn, mỗi tượng Phật là một chỗ bình an.

Đã không ít những anh tài, lãnh đạo tầm cỡ từng ăn cơm chùa, ngủ chùa, bảo bọc trong vòng tay yêu thương của đồng bào Phật tử.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhiều Phật tử bức xúc về việc hình ảnh Đức Phật bị đem ra vẽ biếm họa

Trang sử hào hùng của Dân tộc Việt Nam vẫn còn khắc sâu tinh thần kiên trung bất diệt ấy của Phật giáo.

Xin những người làm truyền thông có lương tâm hãy soi sáng và tiếp sức để văn hoá tâm linh ngàn đời của dân Việt mãi mãi trường tồn.

Không có cột mốc chủ quyền nào bền vững hơn sự hiện hữu của một ngôi chùa mà nơi đó tinh thần yêu nước, yêu chúng sinh luôn là ngọn đuốc sáng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thiêng liêng.

Phật giáo Việt Nam là Văn hoá Việt Nam là Dân tộc Việt Nam.

Cẩn trọng lắm thay!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm