Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/03/2024, 10:34 AM

Tư lương của người niệm Phật 

Người tu theo pháp môn niệm Phật có đủ “Tín, Nguyện, Hạnh” như thuyền có lái, ngựa có dây cương, như chiếc la bàn định hướng cho hành giả vượt khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.

Người niệm Phật phải có đầy đủ “Tín, Nguyện, Hạnh”. 

“Tín” là tin có thế giới Tây Phương Cực Lạc hay giúp chúng sanh lìa khổ được vui. Tin sâu lời Phật nói là chơn thật, vì “Tin là nguồn gốc của mọi công đức, Phật pháp rộng lớn như biển, chỉ người có lòng tin mới vào được”. 

“Nguyện” là động lực để sanh sang thế giới Cực Lạc Tây Phương, trong lòng luôn mong mỏi lìa bỏ cõi đời này để sanh về Tịnh Độ. 

Nếu như ta niệm Phật cho nhiều mà không phát nguyện cũng khó mà được vãng sanh. Vì sao vậy, vì điều căn bổn để mong mỏi được vãng sanh không có thì làm sao thành tựu được?. 

“Hạnh” (chấp trì danh hiệu Phật): Trong mọi thời khắc phải niệm danh hiệu Phật A Di Đà, niệm đến khi thuần thục “Nhất tâm bất loạn” thì nhất định sẽ được vãng sanh. 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Thế nên, người học Phật phải dốc lòng chí thành niệm Phật, nương nơi lòng tin mà phát nguyện và căn cứ theo nguyện lực ấy mà thực hành. Đó chẳng phải là đại trí huệ ư? Suy cho cùng thì pháp môn nào cũng được lợi lạc nhưng đòi hỏi hành giả phải vững lòng tin, quyết tâm tuân theo và hành trì cho đúng, đó mới là chuyện khó. Trong đạo Phật không có giáo điều nhưng người Phật tử phải chọn cho mình một pháp môn tu thích hợp với căn cơ, hoàn cảnh. Điều tối quan trọng là phải chuyên nhất, thành ý chứ đừng “mai Tần chiều Sở”, ngồi thiền chưa nóng thì đổi sang trì chú, trì chú chưa làu mà đổi sang niệm Phật, hay một ngày thì tu gắt củ kiệu còn mười ngày thì phóng túng buông lung, đây chẳng khác nào nấu cơm chưa sôi mà lại dụi lửa thì biết bao giờ mới chín được. Hay trong lúc có đông người thì ta “lim dim tu rị” để làm gương, đến khi mở mắt nhìn dáo dác không có ai thì nằm phè ra ngủ nghĩ. Ta không cần phải làm như vậy, mình cứ thành thật dốc lòng tu tập đi thì một ngày nào đó “kết quả tự nhiên thành”, định lực, phước đức, dáng vẻ điềm tĩnh từ trong đượm ra không cần phải gượng ép. 

Người tu theo pháp môn niệm Phật có đủ “Tín, Nguyện, Hạnh” như thuyền có lái, ngựa có dây cương, như chiếc la bàn định hướng cho hành giả vượt khỏi biển khổ sanh tử luân hồi. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm