Người ta ai cũng có tính lười biếng, làm sao để đối trị?
Nghiệp chướng càng ngày càng ít đi, tâm càng ngày càng thanh tịnh, trí tuệ càng ngày càng tăng trưởng, tu học như vậy mới có niềm vui, ly khổ đắc lạc, thật sự có được lợi ích từ Phật pháp.
Giảng kinh. Tại sao? Bạn nhất định phải tốn thời gian để chuẩn bị bài, bạn phải đọc sách, bạn không đọc sách thì không giảng được. Đó là cách huân đúc hữu hiệu. Bởi bạn muốn lên bục giảng kinh, bạn cần có sự chuẩn bị trước một cách đầy đủ. Chúng tôi chưa khai ngộ, tôi từng nói cho các vị đồng tu nghe, lúc tôi lần đầu học giảng kinh, lên giảng kinh một tiếng đồng hồ mà chuẩn bị hết hai mươi tiếng, một chút cũng không dám lười biếng, lười biếng thì khi lên giảng sẽ xấu hổ trước mọi người!
Cho nên phương pháp này còn hiệu quả hơn cả sự dạy dỗ của thầy. Thầy thì có thể đánh qua loa đôi chút. Giảng kinh thì bên dưới ngồi mấy chục người, mấy trăm người, lừa không được họ đâu! Bao nhiêu con mắt nhìn vào bạn, bạn giảng sai thì không được, cho nên cần có sự chuẩn bị kĩ.
Dường như người sơ học giảng kinh, bạn nói anh ta một tuần giảng một tiếng rưỡi, anh ta phải phải tốn thời gian cả tuần để chuẩn bị, thậm chí buổi tối còn mơ phải chuẩn bị bài, anh ta chuyên tâm đến mức ấy, đó gọi là huân đào. Bạn có thể giảng không gián đoạn, việc này có lợi ích đối với bản thân rất nhiều, tập khí nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp sẽ tiêu trừ lúc nào không hay.
Lời Phật dạy về sự nguy hại của lười biếng
Trên bục giảng đạt được trình độ thành thục, mọi việc thuận buồm xuôi gió tôi phải mất mười năm kinh nghiệm. Nay tôi ở trên bục giảng đã được ba mươi ba năm, cho nên mọi người thấy tôi giảng kinh không cần sự chuẩn bị trước, cũng không xem tài liệu.
Mười năm đầu thật sự rất gian khổ. Năm đầu tiên là khổ nhất, đến năm thứ hai tôi giảng một tiếng, thời gian chuẩn bị khoảng mười tiếng thì đủ; đến năm thứ ba, tôi chuẩn bị khoảng hai tiếng là đủ; đến năm thứ tư, thứ năm, tôi chuẩn bị một tiếng là có thể giảng hai ba tiếng, càng ngày càng nhẹ nhàng đi. Dân quốc năm sáu mươi, khi tôi giảng Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, chuẩn bị một ngày thì có thể giảng bảy ngày. Ngày nay giảng kinh không cần chuẩn bị trước nữa. Không chịu khổ thì không được! Lúc đầu là khổ nhất, giai đoạn đó qua đi rồi thì càng này càng dễ, càng ngày càng hoan hỷ.
Nghiệp chướng càng ngày càng ít đi, tâm càng ngày càng thanh tịnh, trí tuệ càng ngày càng tăng trưởng, tu học như vậy mới có niềm vui, ly khổ đắc lạc, thật sự có được lợi ích từ Phật pháp. Đối với mọi người, mọi việc, mọi vật trước mắt, quá khứ vị lai đều hiểu được một chút, không phải thần thông, mà dường như là trực giác, tự nhiên biết được một chút. Cảnh giới nay, người đọc sách thời xưa biết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm