Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 30/08/2021, 09:05 AM

Phật dạy về sự nguy hại của lười biếng

Người con Phật cần nhận thức sâu sắc lời dạy của Thế Tôn về sáu nguy hiểm của thói lười biếng để khắc phục.

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Tám căn cứ lười biếng của người tu

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ, Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương xá, chấp tay đảnh lễ sáu phương.

Rồi Thế Tôn, buổi sáng vào thành Vương Xá khất thực, sau khi dạy Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương, Ngài dạy thêm:

Này gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: “quá lạnh”, không làm việc; “quá nóng”, không làm việc; “quá trễ”, không làm việc; “quá sớm” không làm việc; “quá đói”, không làm việc; “quá no”, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm thì không làm. Tài sản chưa có không xây dựng nên, tài sản đã có thì bị tiêu tán.

Này gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy.

(ĐTKVN, Trường Bộ II, Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr 534)

Lời bàn:

Phật dạy, lười biếng là khổ, làm các hạnh ác, có tổn hại...

Phật dạy, lười biếng là khổ, làm các hạnh ác, có tổn hại...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Ai cũng biết, lười biếng là một tật xấu. Biếng nhác là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, trì trệ, lạc hậu và làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, muốn thành công phải dẹp tan sự lười biếng, tích cực làm việc, nhận chân giá trị cao quý của lao động.

Khi sức khỏe không được tốt, uể oải và mệt mỏi phát sinh. Đây là phản ứng ức chế của cơ thể, không phải thói biếng nhác, cần nghĩ ngơi để phục hồi sức khỏe. Nhưng lúc mạnh khỏe lại không thích làm việc cùng với tâm lý ưa làm chơi mà ăn thiệt, xem thường lao động chính là thói lười biếng. Vì thế, những người lười biếng, thường tìm mọi lý do để trốn tránh lao động như nắng nghĩ, mưa ngủ, mát trời thì đi chơi…

Trong khi miệng ăn thì núi lở. Có của ăn của để to như ngọn núi mà chỉ ăn không ngồi rồi thì núi của ấy cũng sập, huống gì những kẻ trắng tay. Cũng chính vì nắng không ưa, mưa không chịu, viện đủ duyên cớ: quá lạnh, quá nóng, quá sớm, quá trễ, quá đói hay quá no… để nghĩ ngơi nên nghèo khổ, tệ nạn mới tràn lan.

Xã hội tôn vinh, ca ngợi lao động là vinh quang; nhà tư tưởng thì cho rằng lao động là cơ sở của tiến hóa; nhà Thiền luôn đề cao lao động, một ngày không làm thì một ngày không ăn…, mới biết giá trị của lao động. Người con Phật cần nhận thức sâu sắc lời dạy của Thế Tôn về sáu nguy hiểm của thói lười biếng để khắc phục. Nhất là giới trẻ, suy ngẫm về trách nhiệm của mình trước sự nghiệp của bản thân, trước sứ mạng phát triển của đất nước và tương lai của thế giới để vượt lên sự biếng nhác của tự thân bằng cách thực hành tinh tấn, “những điều tốt chưa sanh làm cho phát sanh, nếu đã sanh làm cho tăng trưởng; những điều xấu chưa sanh không cho phát sanh, nếu đã sanh phải làm cho đoạn diệt”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm sự trói buộc trong tâm

Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024

Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.

Không đắm nhiễm thì sống vui

Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024

Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024

Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Xem thêm