Thứ sáu, 20/03/2020, 11:54 AM

Người trao truyền, vật trao truyền và người tiếp nối

Trong triết lý của đạo Bụt, chuyện cho và nhận được nhận thức rất sâu sắc. Khi quán chiếu sâu sắc, ta thấy rằng trong quan hệ cho - nhận, người cho với người nhận không phải là hai thực tại riêng biệt mà người cho cũng là người nhận và người nhận cũng là người cho.

 > Lục Tổ Huệ Năng và câu chuyện truyền y bát

Thực tế là vậy, nhưng ít khi ta thấy được điều này. Ví dụ, tuy ta biết cha mẹ là người trao truyền cho ta hình hài này nhưng ta vẫn có khuynh hướng nghĩ rằng ta và cha mẹ là hai thực thể riêng biệt. Cha mẹ là một thực thể khác, con là một thực thể khác. Thấy như thế thì chưa đúng với tinh thần đạo Bụt. Nhìn kỹ, hình hài này chứa đựng cả cha mẹ. Cha mẹ có mặt trong từng tế bào cơ thể của con. “Con có cha có mẹ. Cha mẹ có trong con”. Con mang đầy đủ những hạt giống và nhiễm sắc thể của cha mẹ. Người trao truyền và vật trao truyền là một. Đây gọi là cái nhìn Bất nhị, một giáo l‎ý rất thâm sâu trong đạo Bụt.

Trong triết lý của đạo Bụt, chuyện cho và nhận được nhận thức rất sâu sắc. Khi quán chiếu sâu sắc, ta thấy rằng trong quan hệ cho - nhận, người cho với người nhận không phải là hai thực tại riêng biệt mà người cho cũng là người nhận và người nhận cũng là người cho.

Trong triết lý của đạo Bụt, chuyện cho và nhận được nhận thức rất sâu sắc. Khi quán chiếu sâu sắc, ta thấy rằng trong quan hệ cho - nhận, người cho với người nhận không phải là hai thực tại riêng biệt mà người cho cũng là người nhận và người nhận cũng là người cho.

Nếu đem cái nhìn bất nhị này áp dụng vào trường hợp của những người bạn Cơ đốc giáo và Do Thái giáo ta sẽ có được những cái thấy rất hữu ích. Các bạn Cơ đốc giáo và Do Thái giáo nếu quán chiếu thật kỹ sẽ thấy được mình và Thượng đế không phải là hai thực thể riêng biệt. Ta ở trong Thượng đế và Thượng đế ở trong ta. Đối với vấn đề tạo hóa và tạo vật cũng vậy. Ta hay quan niệm rằng tạo hóa và tạo vật là khác nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ vào tạo hóa sẽ thấy được tạo vật ở trong, và ngược lại. Nếu không có liên hệ với nhau thì làm sao tạo hoá làm ra tạo vật được?

Nếu không có liên hệ, làm sao có sự trao truyền? Trong truyền thống Cơ đốc, nhiều vị tu sĩ đã thấy được điều này là nhờ có cái nhìn Bất nhị. Họ không đi tìm Thượng đế và Chúa bên ngoài họ bởi họ đã thấy Thượng đế và Chúa ngay bên trong họ. Kinh Phúc âm có dạy rằng: "Chúa, Thượng đế nằm ở trong trái tim của mình chứ không phải là một thực thể bên ngoài mình". Do vậy, người trao truyền chính là vật trao truyền vì người trao truyền đã trao truyền chính mình cho người tiếp nhận. Đứng về phía người tiếp nhận vật trao truyền, họ cũng chính là vật trao truyền. Tuy nói rằng sự trao truyền có ba yếu tố: người trao truyền, người tiếp nhận, và vật trao truyền nhưng kỳ thực, ba yếu tố đó chỉ là một. Cái này được gọi là Tam luân không tịch, tức là ba cái không có sự riêng biệt. Người trao truyền, vật trao truyền và người tiếp nhận nương nhau mà có. Một trong ba yếu tố vắng mặt thì hai yếu tố còn lại không thể được hình thành.

Trong truyền thống đạo Bụt có dùng danh từ pháp để chỉ sự vật là những đối tượng của tâm thức. Pháp đây không có nghĩa là giáo pháp.

Trong truyền thống đạo Bụt có dùng danh từ pháp để chỉ sự vật là những đối tượng của tâm thức. Pháp đây không có nghĩa là giáo pháp.

Ngày Tạ Ơn là cơ hội để thể hiện lòng biết ơn. Nhưng lòng biết ơn ấy có sâu sắc hay không còn tùy thuộc vào cái thấy về lòng biết ơn có sâu sắc hay không. Cái thấy sâu sắc nhất chính là cái thấy Bất nhị, người mình mang ơn và mình là một. Trong ngày biết ơn, không phải chỉ ý thức đến sự may mắn của mình mà còn phải quán chiếu cho sâu sắc vấn đề này để đạt đến tuệ giác Bất nhị.

Trong truyền thống đạo Bụt có dùng danh từ pháp để chỉ sự vật là những đối tượng của tâm thức. Pháp đây không có nghĩa là giáo pháp. Ví dụ: cây bút được gọi là một pháp, con mắt là một pháp, trái bí ngô là một pháp. Cơ thể ta có sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Và đối tượng của sáu căn là sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Sắc là đối tượng của mắt, thanh là đối tượng của tai, hương là đối tượng của mũi, vị là đối tượng của lưỡi, xúc là đối tượng của thân, và pháp là đối tượng của ý. Do vậy, chữ pháp có nghĩa là những cái ta nhận thức được.

Truyền thống chuyển bánh xe Pháp của chư Phật

Quán thân nơi thân, quán cảm thọ nơi cảm thọ, quán tâm nơi tâm, quán đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Lĩnh vực quán chiếu thứ tư là pháp. Pháp là đối tượng của tâm, không tách rời khỏi tâm, không ở ngoài tâm.

Quán thân nơi thân, quán cảm thọ nơi cảm thọ, quán tâm nơi tâm, quán đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Lĩnh vực quán chiếu thứ tư là pháp. Pháp là đối tượng của tâm, không tách rời khỏi tâm, không ở ngoài tâm.

Khi ta có tri giác, cái tri giác đó có hai phần: chủ thể và đối tượng. Chủ thể và đối tượng phát hiện cùng một lúc. Khi nói thấy, luôn luôn phải có đối tượng của cái thấy ấy. Thấy cái gì? Tương tự với nghe, ngửi, nếm, xúc và ý. Đây là vấn đề rất khó trong đạo Bụt nhưng lại hết sức căn bản. Vì khi hiểu được điều này mới có thể hiểu được các giáo lý của Bụt.

Ví dụ, khi nhìn trái bí ta cần tập nhận biết trái bí là đối tượng của ý và không tách rời khỏi tâm. Đây cũng là vấn đề Bất nhị, chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức không độc lập mà gắn liền với nhau. Thực tập điều này hơi khó, nhưng ta có thể đạt được. Ngành khoa học lượng tử đã bắt đầu hé mở được vấn đề này. Các nhà khoa học đã thấy được rằng đối tượng nghiên cứu của ta ở đâu thì tâm mình ở đó. Tuy nhiên, họ vẫn còn bị kẹt vào ý niệm chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức độc lập nhau. Đó là cái thấy nhị nguyên, một cái thấy rất thông thường của con người.

Trong kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm có đề cập đến bốn đối tượng để quán chiếu: thân, thọ, tâm và pháp.

Trong kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm có đề cập đến bốn đối tượng để quán chiếu: thân, thọ, tâm và pháp.

Phá vỡ được cái thấy nhị nguyên chỉ có thể nhờ vào công phu quán chiếu. Hiện nay, các nhà khoa học đang chật vật để vượt qua điều này. Và khả năng giải thoát sanh tử của các hành giả cũng đều tùy thuộc vào việc có vượt qua được hàng rào của kiến chấp nhị thủ hay không. Trong kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm có đề cập đến bốn đối tượng để quán chiếu: thân, thọ, tâm và pháp. Quán thân nơi thân, quán cảm thọ nơi cảm thọ, quán tâm nơi tâm, quán đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức. Lĩnh vực quán chiếu thứ tư là pháp. Pháp là đối tượng của tâm, không tách rời khỏi tâm, không ở ngoài tâm.

Trích: Con đã có đường đi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm