Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 22/01/2024, 10:15 AM

Người tu học phải dùng chướng duyên để khảo nghiệm chính mình

Nói đến tu đạo, tu hành, chướng duyên rất nhiều. Bao nhiêu người tu hành chúng ta vừa phát tâm, giống như người chạy đua, nhớm chân từ mức xuất phát, có người vọt lên dẫn đầu, có người tụt lại đằng sau, có người bị loại. Do nguyên nhân nào?

Quá nhiều chướng duyên chướng ngại mình.

Có người chướng ngại ta, có sự chướng ngại ta, có vật chướng ngại ta, lại còn có oán thân trái chủ chướng ngại ta, hữu hình, vô hình rất nhiều. Đó là chướng duyên.

Ai có thể vượt khỏi tầng chướng duyên ấy?

Ai có thể thành tựu được?

Chẳng có gì khác cả! Một dạ hướng về đạo!

Ngày ngày đọc kinh, ngày ngày nghiên cứu giáo pháp, không biếng nhác một ngày nào, tất cả chướng duyên chẳng cần quan tâm đến, cốt sao tâm ta nơi đạo, hạnh ta nơi đạo. Tự mình chú ý quán sát, tư duy, nếu tâm hạnh mình chẳng rời khỏi đạo, chẳng trái nghịch sự giáo huấn của Phật, tất cả hết thảy chướng duyên chẳng quan tâm đến là được rồi!

Ngàn vạn phần chẳng được dùng tinh thần lẫn thời gian để nghiên cứu cách đối phó chướng ngại. Nếu làm như vậy, chướng ngại càng lớn.

Phương thức hóa giải chướng duyên Phật tử nên biết

395089366_348353257691839_5102068181990608584_n

Chẳng hạn như người ta hủy báng mình, quý vị muốn tìm cách trả đũa, chẳng phải tự mình chuốc phiền đó ư? Lúc ấy, sẽ như thế nào? Một khicó ý niệm ấy , tâm quý vị đã trái nghịch đạo nghĩa, Phật chẳng dạy chúng ta trả đũa! Đức Phật dạy chúng ta phương pháp nào? Mặc Tẫn. Mặc Tẫn nghĩa là gì? Hoàn toàn không đếm xỉa đến, anh hủy báng cứ việc hủy báng, tôi đi đường tôi. Giống như anh đấm tôi, tôi không phản kháng, cái đấm đó như không. Người ta hủy báng, mình liền trả đũa. A! Vậy thì đôi bên đập lộn. Bị chửi không trả miếng, bị đánh không đập lại, để tâm nơi đạo, hạnh dốc nơi đạo, dũng mãnh, tinh tấn, nói thật ra, việc đó khó lắm! Người tầm thường chẳng thể nhẫn được. Khó nhẫn mà nhẫn được, khó hành mà hành được thì mới đi suông sẻ trên đường Bồ Đề được!

Càng đến gần cửa ải quan trọng, càng gặp nhiều chướng duyên nghiêm trọng, chúng ta phải dùng những chướng duyên ấy để khỏ nghiệm chính mình. Hiện tại, chúng ta đã đạt đến mức độ công phu ấy thì phải vượt được cuộc khảo thí ấy. Bởi vậy, chướng duyên chẳng có gì là xấu.

Trong kinh giáo, đức Phật thường dạy chúng ta: Thế gian, xuất thế gian chẳng có gì là đúng hay sai tuyệt đối cả.

Cát - hung, họa - phước do đâu?

Nói thật ra, đều do một niệm của chính mình. Một niệm của chính mình “chánh” sẽ hóa hung thành cát, chuyển họa thành phước, có gì không tốt đâu? Công phu tu hành của quý vị hữu dụng, khởi tác dụng. Nếu quý vị chẳng thể nhẫn, có một niệm sân hận, có một niệm báo thù, sẽ bị thoái chuyển một mức rất lớn, quý vị bị đào thải khỏi đường Bồ Đề. Người như vậy chẳng phải chỉ là chín mươi chín phần trăm đâu nhé, không phải vậy!

Chỉ sợ là trong một ngàn người, trong một vạn người, người thực sự có thể đột phá chỉ là một phần vạn; nói thật ra còn chưa được một phần vạn nữa cơ đấy! Quý vị nghĩ xem: Người học Phật nếu thực sự là một phần vạn có thể đột phá được mà người học Phật chẳng ít, có đến trăm vạn, ngàn vạn; nếu là một phần vạn, thì người thực sự có thành tựu cũng được vài trăm, cũng có thể cả ngàn người, nhưng trên thực tế đâu có được như vậy! Do đó, quý vị mới hiểu chuyện này rất khó, phải hàng phục phiền não tập khí của chính mình.

Chúng tôi hết sức may mắn, nếu quý vị hỏi vì sao chúng tôi có thể hàng phục được phiền não tập khí ư?

Chẳng có gì khác cả, ngày ngày đọc kinh, ngày ngày giảng kinh, ngày ngày nghiên cứu, toàn bộ tinh thần tâm lực đều đặt nơi kinh giáo. Do vậy không có tinh thần, không có thời gian để quan tâm đến gì khác, thực sự là như vậy. Chẳng những không có thời gian quan tâm đến thứ gì khác, mà cũng chẳng có tinh thần.

Rất nhiều đồng tu viết thư cho tôi, tôi không có thời gian đọc. Bởi thế, tôi hay khuyên mọi người đừng gởi thư cho tôi, tôi thực sự chẳng muốn xem.Vô tình giở sách cũ thấy thư kẹp trong đó, bì thư chưa xé, mở ra xem, đại khái là bảy tám năm trước, quên bẵng luôn!

Bởi vậy, tôi hy vọng mọi người đọc kinh, niệm Phật. Nếu có vấn đề thì niệm Phật nhiều, đọc kinh nhiều sẽ tự nhiên hiểu ra. Việc tốt bậc nhât trong pháp thế gian lẫn xuất thế gian là đọc kinh, niệm Phật, vì người khác diễn nói, trong kinh, đức Thế Tôn gọi là “đọc tụng thọ trì, vì người diễn nói”. Đấy chính là việc tốt lành bậc nhất, thiện hạnh bậc nhất, thuần tịnh thuần thiện trong các pháp thế gian và xuất thế gian. Pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng nhiễm trước, đấy mới thực sự là đại tự tại. Dẫu chẳng đạt được tự tại, nhất định đạt được tiểu tự tại.

Trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, tu hành chẳng có chướng ngại, ở bên ấy không có chướng duyên.

Do vậy, đức Thế Tôn mới giới thiệu cho chúng ta biết “kỳ quốc chúng sanh” (chúng sanh trong cõi ấy), chúng sanh cõi ấy đều là những người sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, họ chẳng có các sự khổ, “đản thọ chư lạc” (chỉ hưởng các sự vui). Những niềm vui trong các sự vui ấy rất nhiều, chỉ nêu lên hai điều: Một là chẳng thoái chuyển, hai là không có chướng ngại, “cố danh Cực Lạc” (nên gọi là Cực Lạc).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm