Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/12/2022, 13:05 PM

Người tu thành Phật (Phần 4)

Người và Phật cùng có thể tánh Chân Như tức Phật tánh, chỉ khác nhau ở thời gian trước sau: Trường hợp Phật đã hiển lộ, trước kia cũng tiềm ẩn như Người; trường hợp Người nay còn tiềm ẩn, mai sau sẽ hiển lộ như Phật, nói gọn là Phật trước Người sau.

6. Lý nhân quả luân hồi nghiệp báo

Nhân quả là phần then chốt trong giáo lý đạo Phật, hiểu đầy đủ là nhân quả luân hồi nghiệp báo, Lý Nhân Quả được Phật giảng rất dễ hiểu, cụ thể trong đời sống thực tế: Trồng dưa hái dưa, trồng đậu hái đậu. Lý Nhân Quả có ứng dụng thực nghiệm đã thấm nhuần vào đời sống tâm linh dân Việt Nam, thể hiện ở tục ngữ ca dao:

– Gieo gió gặt bão,

– Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

– Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

– Ở hiền thì lại gặp lành,

Ở ác thì lại tan tành ra tro...

Trong câu người tu thành Phật, tu trì chánh đạo là gieo Nhân lành, giác ngộ thành Phật là hái Quả lành. Nếu mê theo Tà Đạo là gieo Nhân bất thiện, vun trồng ác căn, nghiệp báo sẽ phải trả Quả bất thiện, chịu nhiều khổ não. Nhân nào Quả ấy là chân lý bất biến trong giáo lý đạo Phật, ứng nghiệm bao trùm cả không gian và thời gian vô cùng vô tận. Tu Phật là gieo Nhân lành, tránh gieo Nhân chẳng lành thì Quả lành hay Phúc sẽ đương nhiên đến, không cần cầu xin ai, và Quả chẳng lành hay Tội sẽ không bao giờ đến, không cần làm lễ trừ tà đuổi ma. Cổ nhân có câu Họa Phúc vô môn, duy nhân tự triệu, diễn nôm Họa hay Phúc không bao giờ tự dưng vào nhà ai, chỉ tại người chủ nhà tự ý mình mời vào. Đây chính là Lý Nhân Quả.

Người tu thành Phật (Phần 3)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hiểu như vậy, ở cương vị chủ nhà người khéo tu tự biết nên mời ai và tin rằng không gieo Nhân thì không có Quả, không có lời mời thì không có ai đến nhà mình, dù người được mời mang tên Họa hay Phúc, dân gian thường gọi là Hung Thần hay Phúc Thần.

7. Tinh thần bình đẳng

Người tu thành Phật, là lời tâm niệm hàm chứa tinh thần bình đẳng giữa người và Phật: Người nhất tâm hành trì chánh đạo sẽ thành Phật và Phật trước khi chứng ngộ Đạo quả viên mãn cũng chỉ là người. Người và Phật cùng có thể tánh Chân Như tức Phật tánh, chỉ khác nhau ở thời gian trước sau: Trường hợp Phật đã hiển lộ, trước kia cũng tiềm ẩn như Người; trường hợp Người nay còn tiềm ẩn, mai sau sẽ hiển lộ như Phật, nói gọn là Phật trước Người sau.

Lời tâm niệm này làm tăng trưởng tâm lực của hành giả, vượt hết những trở ngại trên con đường giải thoát, vững tâm cất đều bước tiến lên, không ngừng lại, không thối lui, không lạc vào Tà đạo. Người nhất tâm tín ngưỡng Phật, tự nhận mình là con Phật coi Phật là từ phụ, cảm nhận thấy thấm nhuần tình Cha Con, phát nguyện tu sao cho xứng đáng với câu tục ngữ Cha nào Con ấy hay câu cách ngôn Làm Con phải nối nghiệp Cha.

8.Tu là báo ân Phật, cúng dường Phật và đảm trách Như Lai

Cha từ con Hiếu, đạo làm con phải báo hiếu đền ơn sinh thành. Tiếng ghép đôi hiếu thuận thường được hiểu chung chung tổng quát chỉ người con ngoan, vàng lời cha mẹ, phụng dưỡng song thân lúc tuổi già sức yếu, nối nghiệp bậc sinh thành làm rạng rỡ tông môn, bảo tồn và vun đắp danh dự của tổ tiên. Hiểu chính xác hơn cần sáng tỏ thêm chi tiết như sau:

Thuận tử là người con lo trọn đạo đối với song thân trong cảnh thuận, cha mẹ có tình thương chăm lo dưỡng dục con cái nên người có danh phận: Thuận tử là trường hợp thông thường dễ hoàn tất đạo làm con.

Hiếu tử là người con vẫn lo trọn đạo đối với song thân trong cảnh nghịch có tính cách bất thường, trong cơn gia biến như cha mẹ tàn tật, không nuôi dạy con cái, nhiều khi còn ruồng bỏ hành hạ giọt máu của mình: Hiếu tử là trường hợp gia biến bất thường rất khó hoàn tất đạo làm con mà phận làm con vẫn chu toàn được. Hiếu tử ít thấy và đáng khen hơn thuận tử.

Trường hợp người Phật tử, tức Con Phật đối với bậc Từ Phụ tùy theo mức độ công phu hành trì và chứng ngộ có hai tên gọi như sau:

Phật tử, nói đầy đủ là Phật đệ tử có nghĩa người đệ tử của Phật khởi tín tâm theo Phật để tu học, đã thọ lễ Tam Quy và nguyện giữ ngũ giới, không kể xuất gia hay tại gia. Nói nôm na Phật tử là học trò của Phật.

Chân tử, nói đầy đủ là chân Phật tử có nghĩa người đệ tử thực thụ của Phật đã thọ lãnh và hành trì được nhiều điều giáo hóa của Phật. Nói nôm na Chân tử là đệ tử ruột, học trò ruột coi như con cái trong nhà của Phật. Chân tử là hành giả tu chứng tới bậc Sơ địa Bồ-tát, bậc thứ nhất trong số mười bậc Bồ-tát, đã chứng ngộ Pháp Không và Ngã Không. Khi so sánh với hàng ngũ Phật tử nói chung, số lượng dày công phu hành trì thì nhiều nhưng số lượng chứng ngộ xứng danh Chân tử thì ít. Nói cách khác, chứng ngộ Bồ- tát đạo khó đạt tới hơn chứng ngộ hàng Thanh Văn, Duyên Giác. Tiến thêm vượt qua Bồ tát đạo, Chân tử sẽ thành Phật, giống như người Con được Cha nuôi dạy đến tuổi trưởng thành sẽ nối nghiệp Cha. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Lịch sử tiếp nhận Kinh Địa Tạng ở Việt Nam

Nghiên cứu 11:15 02/09/2024

Kinh Địa Tạng, bằng góc nhìn “thật giáo” (nói thẳng giáo lý cần trình bày) là hình ảnh đức Đại nguyện Địa Tạng vương Bồ tát – Ngài xuất hiện như cánh cửa nhân đạo giúp chúng sinh lạc lối có thể tìm được ánh sáng quay về nẻo chính.

Một quyển luận thuyết triết học quý hiếm của Phật giáo Việt Nam

Nghiên cứu 13:00 24/08/2024

Tác phẩm chính là sự kết tinh tinh hoa đạo lực, trí tuệ của các thiền sư, Hòa thượng, Tăng sĩ vốn được xếp vào hàng danh sĩ tiếng tăm bậc nhất trong thời đại đó.

Khái lược thiền học Phật giáo Việt Nam

Nghiên cứu 14:40 16/08/2024

Thiền học Phật giáo nói chung, thiền học Phật giáo Việt Nam nói riêng có giá trị vượt không thời gian, hoàn toàn phù hợp với nền khoa học hiện đại, ngày càng được lưu truyền rộng rãi và được giới trí thức thế giới để tâm nghiên cứu.

Xem thêm