Chủ nhật, 13/11/2022, 14:00 PM

Người tu thành Phật (Phần 1)

Tựa đề bài viết này gồm có bốn tiếng nối kết thành một câu ngắn gọn: Người tu thành Phật. Nội dung câu ngắn gọn này hàm ý vi diệu, càng thâm quán càng thấy cao minh uyên bác như đi trên con đường vô cùng vô tận.

Sự tỏ ngộ tới mức độ nào, thấp cao hẹp rộng, cất bước thấy đường đi gặp ghềnh hay bằng phẳng thênh thang, tiến lên hoặc ngừng lại hay thối lui, tất cả đều tùy ở tâm lực và công phu hành trì của hành giả.

Dưới đây là một số lý giải người khéo tu đã đạt tới:

1. Một lời khuyên dễ hiểu

Về hình thức, đây là câu văn ngắn gọn dễ nhớ, dễ tâm niệm thường xuyên. Về nội dung, đây là một lời khuyến tu dễ hiểu, có tác dụng dễ khởi tín tâm đối với người vừa mới hội duyên với Đạo pháp và tăng trưởng tín lực đối với hành giả đã mộ đạo. Nói chung, câu văn ngắn gọn gây được ấn tượng khắc sâu trong tâm khảm tín đồ: Phật gần gũi với con người, không có sự cách biệt sức người thế gian không thể với tới. Phật không phải là Thượng Đế, một vị Linh Thần cai quản thế gian nắm trọn trong tay quyền định đoạt số mạng người trần mắt thịt không biết gì đến Phật pháp vi diệu cao thâm. Con Người nhất tâm tu sẽ thành Phật. Hãy tin vào Phật, làm theo lời Phật dạy là đã cất chân bước đi những bước đầu tiên trên đường giải thoát. Đây là một lời khuyến dễ hiểu, ai cũng có thể tin và làm theo được.

Đọc sách học Phật để trở thành Phật

314938588_1471778796668107_4050624234006883218_n

2. Một quá trình tiến tu

Câu văn gồm có bốn phần, mỗi tiếng một phần trong quá trình tiến tu:

Người là phần trước tiên, hành giả khéo tu cần tự biết mình, Phật học gọi là Tự Tri, hành giả vừa đóng vai chủ thể vừa đóng vai đối thể tự xem xét chính mình. Mình là người, một chúng sanh trong Lục Phàm (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Người và Thiên tiếng Sanskrit là Deva tức chúng sanh đứng đầu trong Lục Phàm có trí tuệ sáng suốt, đạo đức, hạnh phúc và trường thọ nhưng vẫn còn ở trong Luân Hồi). Ở cương vị làm Người tức có cái tốt có cái xấu như thường nói Nhân vô thập toàn, không ai mười điều tốt cả mười. Nhận định như vậy, đã là Người tất phải Tu, tăng trưởng những cái tốt và giảm trừ những cái xấu.

Tu là phần thứ hai kế tiếp sau tự tri. Đây là nghĩa vụ trong đạo làm Người, có tính cách bắt buộc phải lo tròn, từ nghĩa vụ đối với bản thân đến nghĩa vụ đối với gia đình, họ hàng thân thích, dân tộc và cộng đồng nhân loại, đối với cả ba thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai. Không tu hay vụng tu, trễ nải, mù quáng... chúng sanh đang được làm Người sẽ đọa xuống làm Súc sanh, Ngạ quỷ, sống dưới Địa ngục. Khéo tu, nhất tâm hành trì Chánh pháp hành giả sẽ thăng tiến trên đường giải thoát.

Thành là phần thứ ba làm sáng tỏ công việc tu trì. Tu là chuyển hóa tâm thức, từ cái xấu trở thành cái tốt, Phật học thường nói là từ ác nghiệp chuyển thành thiện nghiệp, diệt trừ tội căn và làm tăng trưởng phúc căn, tránh họa tăng phúc... Tu là việc làm thường xuyên hàng ngày, không lúc nào ngưng lại giống như kẻ bộ hành di chuyển từ điểm xuất phát ở cương vị làm Người tiến tới đích là viên thành Đạo quả thành Phật.

Kẻ bộ hành tự kiểm điểm mỗi ngày tiến được bao xa, ít nhất cũng được vài ba bước hay dừng lại chán nản không bền tâm vững chí, tai hại hơn nữa lại đi thụt lùi vì u mê mù quáng lầm đường lạc lối rơi vào Tà đạo mê tín. Sống làm Người thời phải Tu, phải luôn luôn trở thành mới hơn, hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay. Hai tiếng tu và thành ghép lại diễn ý năng động hành trì thực chứng, không phải chỉ làm xong việc lý giải, hiểu rõ lời Phật dạy là đã Tu xong, đã Ngộ đạo.

Phật là phần thứ tư và là phần chót cùng diễn ý viên mãn Đạo quả. Đây là điểm tới trong quá trình tiến tu, cứu cánh việc hành trì Chánh pháp. Tu là minh Tâm, kiến Tánh thành Phật. Phật là bậc Đại Giác, Nhất thiết chủng Trí, thông suốt hết tất cả mọi pháp giới cũng từ Người chuyển hóa thành Phật. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm