Người tu thành Phật (Phần 3)
Chúng sanh nào cũng có Phật tánh, tu Phật là tu tâm, nhìn thấy rõ tâm của chính mình có Phật tánh còn tiềm ẩn. Người khéo tu đã vâng nghe làm theo lời Phật dạy hành trì Chánh Pháp, làm hiển lộ Phật tánh trong tâm mình.
5. Đạo Phật là tín ngưỡng vô thần
Các tôn giáo nói chung thường thuộc loại tín ngưỡng hữu thần, vị Giáo chủ được kính ngưỡng như bậc Thần Linh có quyền năng cao cả thiêng liêng, tín đồ sùng bái tu hành không thể đắc đạo đạt tới mức độ có quyền năng tương đương như vị Giáo chủ. Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo thuộc loại tín ngưỡng hữu thần.
Phật giáo là tín ngưỡng vô thần: Chúng sanh nào cũng có Phật tánh, tu Phật là tu tâm, nhìn thấy rõ tâm của chính mình có Phật tánh còn tiềm ẩn. Người khéo tu đã vâng nghe làm theo lời Phật dạy hành trì Chánh Pháp, làm hiển lộ Phật tánh trong tâm mình. Đó là lúc chứng ngộ viên mãn Đạo quả thành Phật. Quá trình tu chứng này thu gọn lại thường nói là minh tâm kiến tánh – thành Phật.
Nói cách khác, tín đồ Phật giáo khéo tu khi chứng ngộ có tuệ giác như vị Giáo chủ. Con Người nhất tâm tu trì sẽ thành Phật, do đó mới có ý niệm Phật giáo vô thần nhằm mục đích nhấn mạnh vào tánh Nhân bản trong giáo lý đạo Phật.
Khoa Thần học cho biết theo dòng lịch sử, con người đã tôn thờ ba loại thần: Vật thần, Thiên thần và Nhân thần.
Vật thần: Thời cổ đại, con Người còn vô minh chưa soi tỏ nội tâm và ngoại cảnh, sống trong môi trường thiên nhiên quá bao la rộng lớn sanh tâm sùng bái cầu khẩn những năng lực thiên nhiên tin là Thần linh huyền bí giúp mình những phương tiện sinh sống trường tồn. Con Người đã thờ Thần Đất tức Thổ Thần đã cho phương tiện trồng trọt để làm thực phẩm, Thần Mưa gọi nôm na là Ông Trời đã làm cho mùa màng tươi tốt có năng suất cao. Thần Sấm Thần Sét gọi nôm na là Ông Thiên Lôi đã trừng phạt đe răn người làm điều ác... Niềm tin vào Vật thần dẫn đến mê tín dị đoan như thờ Thần Sông, tức Thần Hà Bá, Thần Núi tức Sơn Thần, Thần Cây Đa... Đây là tín ngưỡng hữu thần, hiểu là vật thần. Ngày nay loại tín ngưỡng Vật thần hầu như không còn được tôn sùng nữa.
Thiên thần: Đây là những bậc tài giỏi thông minh vượt xa hẳn con Người và sống ở cõi Trời, ở thế giới khác không sống cùng với con Người ở thế gian. Mọi người thường nói tín ngưỡng hữu thần, ở đây cần hiểu là thiên thần để tránh nhầm lẫn với Vật thần hay Nhân thần.
Nhân thần: Đây là những bậc tài giỏi xuất chúng như Thiên thần, nhưng sống chung với con Người ở thế gian. Tiếng đơn thần nói ở đây thường đi liền với tiếng đơn thánh thành tiếng ghép đôi Thần Thánh hay Thánh Thần. Bậc tài giỏi xuất chúng có công với đất nước, giúp ích lớn lao cho người đồng loại thường được gọi là thánh khi đang còn sống, gọi là thần khi đã qua đời được hậu thế tôn xưng để tỏ lòng tri ân.
Lịch sử dân tộc Việt Nam cho biết có nghi lễ Phong Thần do Vua ban, gọi là Sắc phong Thần cho người có công lớn. Sắc phong Thần trao cho dân làng địa phương lập đền thờ để tỏ lòng tri ân hằng năm cúng tế. Nhiều địa phương thờ ngay ở Đình làng, vị Nhân thần này gọi là Thần hoàng làng. Tại bàn thờ có Hòm Sắc đựng Sắc do Vua phong cho.
Một thời đã xẩy ra cuộc tranh luận có tiếng vang quốc tế về vấn đề Phật giáo vô thần hay hữu thần ? Hai phe có lập luận như sau:
Chủ trương Phật giáo vô thần lập luận: Phật là chúng sanh đã tu đắc đạo. Như vậy Phật không phải là vị Thần thiêng liêng cao cả, Phật chỉ là con Người đã tiến tu từ Vô Minh đạt tới Giác Ngộ.
Chủ trương Phật giáo hữu thần lập luận: Đạo Phật là Đạo Giải Thoát, ra khỏi vòng Luân Hồi Khổ Não, Tu Phật là Tu Tâm, nhờ quyền năng thiêng liêng để tu Tâm.
Sự tranh chấp về giáo lý này đã được giải tỏa minh bạch, chấm dứt sự thiên lệch ở cả hai chủ trương: Nguyên do nẩy sanh ra sự thiên chấp chỉ vì từ ngữ danh xưng dùng chưa đầy dủ chính xác, không phải vì lý do có sự khác biệt về nội dung giáo lý đạo Phật. Giải đáp thỏa đáng như sau:
Nói Phật giáo vô thần là đúng nếu hiểu đây là thiên thần.
Nói Phật giáo là hữu thần cũng đúng nếu hiểu đây là nhân thần.
Phật giáo vô thần, duy tâm và đề cao nhân bản, không thể hiểu mù quáng đây là vô thần, duy vật và phi nhân bản. Nói cách khác, Phật giáo dẫn dắt tín đồ trở thành Nhân Thần như vị Giáo chủ Thích Ca, tín đồ không cầu xin điều gì ở một vị Thiên Thần Giáo chủ. Đây chính là điểm đặc thù của Phật giáo trong lịch sử tôn giáo của nhân loại: Phật giáo tôn sùng Nhân Thần nhưng không thờ Thiên Thần. (còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Xem thêm