Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/04/2019, 12:21 PM

Nhà nho Nguyễn Công Trứ viết về Đạo Phật

Trong sáng tác của nhà nho Nguyễn Công Trứ cũng thấy thấp thoáng một vài câu chữ ít nhiều liên quan đến Phật giáo: Phật, Di đà, Như Lai, kiếp, duyên, tiền duyên, chùa, tiếng chuông…

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Thấp thoáng trong thơ Nguyễn Công Trứ là những cảm nhận về cuộc đời qua nhanh, về nỗi “Đời người thấm thoát”, về những bâng khuâng “Lúc về già”, về tâm trạng khi “Thoát vòng danh lợi” và đến bản tổng kết “Bảy mươi tuổi tự thọ”, ông mới thực sự trải nghiệm qui luật cuộc sống và ngộ ra cái điều hữu lý “sắc sắc không không” trong cốt lõi tinh thần nhà Phật và bừng tỉnh như Nguyễn Gia Thiều: Bả vinh hoa lừa gã công khanh (Cung oán ngâm khúc)... Trên tất cả, nhà nho thuần thành Nguyễn Công Trứ đã có được bài thơ Vịnh Phật thực sự độc đáo.

Thuyền từ một lá vơi vơi,

Bể trần chở biết mấy người trầm luân.

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,

Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.

Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi,

Vớt chìm đắm đưa lên cõi tĩnh.

Chữ “kiến tính” cũng là “suất tính”,

Trong ống dòm đổ tiếng hư vô.

Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hỏa kỳ thư, lư kỳ cư,

Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.

Bàng y thiên lý hành tương khứ,

Đô tự nhân tâm tố xuất lai.

Bát khang trang chẳng chút chông gai,

Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc.

Trong nhật dụng sao rằng đạo khác,

Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.

Nghiệp duyên vốn tại mình ra,

Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.

Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,

Nên mơ màng một bước một khơi.

Khiến cho phiền muộn Như Lai!...

Bài thơ thể hiện rõ cách cảm, cách hiểu của Nguyễn Công Trứ về Phật giáo. Trước hết, đây là cách hiểu của một người có vốn kiến văn sâu rộng, bao quát nhiều phương diện nội dung tư tưởng văn hóa, kể từ Phật học đến Nho học, Đạo học và chính Phật giáo - xã hội sử. Nội dung bài thơ không chỉ biểu cảm tư tưởng Phật giáo mà luôn mở rộng so sánh, đối sánh với các hệ phái tư tưởng khác - chủ yếu với Nho học. Điều này khiến cho sắc thái chủ thể tác giả thiên về tiếng nói của người ngoài cuộc, ngoại đạo nhận xét về Phật giáo.

Thông qua tác phẩm, Nguyễn Công Trứ trình bày những ý niệm cơ bản trong tư tưởng và giáo lý nhà Phật như thuyền từ (thuyền từ bi, ân đức), bể trần (bể khổ, trần cảnh, cõi trần), người trầm luân (người chìm đắm trong bể khổ), cõi tĩnh (Niết bàn), kiến tính (kiến tính thành Phật), hư vô (thực thể của vô vật, vô vi tự nhiên), bát khang trang (bát nhà chùa, nhà Phật), luân hồi (vòng sinh tử), nghiệp duyên (nhân duyên, duyên kiếp), Như Lai (chân thân Như Lai, đức Phật)…

Chân dung nhà nho Nguyễn Công Trứ

Chân dung nhà nho Nguyễn Công Trứ

Bài liên quan

Trên cơ sở nhận thức khung cốt tư tưởng Phật giáo, nhà nho Nguyễn Công Trứ đem chiếu ứng chữ “kiến tính” với “suất tính” và cho rằng chúng có nội hàm tư tưởng, nội dung và ý nghĩa như nhau. Nói khác đi, chúng có tính tương đồng, nghĩa là “kiến tính” của Phật giáo cũng giống như “suất tính” trong Nho giáo! Trên thực tế, “kiến tính” có nghĩa là thấy rõ được Phật tính trong mình. Sách Ngộ tính luận chép lời Bồ - đề Đạt - ma (?-528): “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật, giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”(6). Còn “suất tính” lại có nghĩa: “Cứ theo tính tự nhiên mà không cần uốn nắn, sửa đổi. Quản lĩnh được tính mình, khiến cho nguyên tính phải theo ý chí của mình”(7). Trong thực chất, “kiến tính” và “suất tính” có vẻ tương đồng về phương thức coi trọng sự hồn toàn của bản ngã nhưng lại rất khác nhau về tính mục đích: một bên hướng đến khả năng chuyển hóa về chất, hướng đến hòa đồng với tính Phật, một bên dừng lại ở tính khắc kỷ, vị kỷ, hoàn thiện chính mình. Rõ ràng hai khái niệm này có những điểm khác biệt, không thể tương đồng như nhau, khó có thể qui về một mối.

Trong tư cách nhà nho, Nguyễn Công Trứ tiếp tục đo đếm Phật giáo theo quan điểm Nho giáo, qui theo cách hiểu của Nho giáo, coi Phật cũng dựa theo Nho, đều có nguồn gốc từ “thiên lý” (lẽ trời):

 Bàng y thiên lý hành tương khứ,

Đô tự nhân tâm tố xuất lai.

 (Nương dựa theo lẽ trời mà có,

Đều từ trong lòng người mà ra)

Không dừng lại ở việc xác định cội nguồn và bản chất Phật giáo theo cách nhìn, cách đánh giá, cách hình dung và thước đo của nhà nho, Nguyễn Công Trứ còn tiếp tục suy diễn về giá trị nhân văn của đạo Phật “bát khang trang” và định danh, bình giá, xếp loại cũng ngang ngửa với việc bói toán của… Hà Lạc (Hà đồ Lạc thư):

Bát khang trang chẳng chút chông gai,

Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc.

Cách giải thích về Phật giáo qua Nho giáo như thế có phần khá giống với định hướng/ tình trạng “nhìn Phật giáo qua khoa học” ở không ít công trình nghiên cứu Phật giáo thời hiện đại - đặc biệt rõ ở phái Tây học.

Nguyễn Công Trứ căn bản là nhà nho hành đạo nhưng hiện tượng “dĩ Nho nhập Thích” ở ông càng soi sáng thêm giá trị nhân văn và chiều sâu minh triết Phật giáo, khả năng hòa giải, dung nạp của Phật giáo đối với các nguồn sáng tư tưởng khác.

Nguyễn Công Trứ căn bản là nhà nho hành đạo nhưng hiện tượng “dĩ Nho nhập Thích” ở ông càng soi sáng thêm giá trị nhân văn và chiều sâu minh triết Phật giáo, khả năng hòa giải, dung nạp của Phật giáo đối với các nguồn sáng tư tưởng khác.

Từ điểm nhìn và thước đo Nho giáo, Nguyễn Công Trứ duy lý quan sát thấy sức mạnh trường tồn của Phật giáo bất chấp thể chế xã hội, bất chấp việc có người như Hàn Dũ (768-824) từng dâng biểu xin vua nhà Đường bỏ đạo Phật, buộc thầy chùa về làm dân, đốt sách Phật và lấy chùa làm nhà ở:

Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hỏa kỳ thư, lư kỳ cư,

Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.

Vậy mà đạo thống này vẫn được muôn người “công cứ”, tin cậy noi theo. Nguyễn Công Trứ tỉnh táo thừa nhận và ghi nhận sự thật ấy. Tuy nhiên, với cái thước đo “Trong nhật dụng sao rằng đạo khác”, ông vẫn trở lại so sánh, tính đếm giá trị bằng sự tiện ích, nhật dụng thường ngày. Hơn nữa, ngay cái cách ông nhận thức, phát hiện, khám phá, khâm phục, thán phục, đề cao khi diễn giải về “luân hồi”, “nghiệp duyên” và chữ “tâm” - “nơi vuông tấc” lòng người… dường như vẫn có khoảng cách và một sự gián cách nhất định trước cõi Không:

Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.

Nghiệp duyên vốn tại mình ra,

Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.

Rút cuộc, Nguyễn Công Trứ thừa nhận căn trần còn nặng, còn mơ hồ, còn nhiều lầm lạc và đích đến cõi Phật Như Lai còn xa vời phía trước:

Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,

Nên mơ màng một bước một khơi.

Khiến cho phiền muộn Như Lai!...

Bài liên quan

Với một nhà nho hành đạo ngang tàng như Nguyễn Công Trứ, chỉ nội một việc hồi thú, hồi đầu, hồi hướng “đáo bỉ ngạn” cũng chứng tỏ sức hấp dẫn của tư tưởng Phật giáo. Nguyễn Công Trứ đã gắn bó gần trọn cuộc đời với cửa Khổng sân Trình và con đường quan chức, ông chỉ có thể đến với nguồn sáng Phật giáo bằng tất cả vốn tri thức và những giới hạn thực có của mình.

Cuộc đời nhà nho Nguyễn Công Trứ là cả một sự nối tiếp những tháng năm dấn thân, nhập cuộc không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, trên từng chặng đường đời và đến cuối cuộc đời, ông vẫn phải nhìn lại, tính đếm lại, tổng kết lại tháng năm quá khứ. Chính những thời khắc đó đã cho phép ông có được cách đánh giá, hình dung về cõi đời và kiếp người thông kênh với quan niệm Phật giáo.

Nguyễn Công Trứ căn bản là nhà nho hành đạo nhưng hiện tượng “dĩ Nho nhập Thích” ở ông càng soi sáng thêm giá trị nhân văn và chiều sâu minh triết Phật giáo, khả năng hòa giải, dung nạp của Phật giáo đối với các nguồn sáng tư tưởng khác. Đặt trong thế ứng xử với Phật giáo, hiện tượng nhà nho Nguyễn Công Trứ tiếp tục khẳng định tính qui luật của đời sống tinh thần trong thế kỷ XIX, xu thế vừa phân hóa vừa đan xen, giao hòa giữa các hệ phái tư tưởng, đặc biệt giữa Nho giáo và Phật giáo…

Trích từ bài viết của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi

Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024

Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.

Hạnh phúc nơi tự thân

Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024

Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.

Đối diện với cái chết của người thân

Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024

Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.

Thiền và tập tạ

Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024

Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.

Xem thêm