Nhân duyên vợ chồng vạn sự tùy duyên
Duyên là cớ gặp gỡ, nợ là gắn kết bền lâu. Trong cõi vô thường này, mỗi người chúng ta tồn tại chỉ như khói như sương. Đời người mỏng manh mà vũ trụ thì tận cùng, chính bởi vậy mà mỗi người nên tự tìm cho mình những an lạc bình yên để có thể sống trọn được kiếp người.
> Duyên nợ vợ chồng có phải từ kiếp trước?
Người đời hay có câu: Vạn sự tùy duyên. Nhưng thế nào là tùy duyên và hiểu duyên nợ giữa người và người nói chung, duyên nợ vợ chồng, duyên nợ yêu nhau….như thế nào để thấu được chữ nhân duyên trong cõi đời thật không phải dễ dàng. Cùng theo những lời dạy của Phật, chúng ta sẽ tìm hiểu về chữ nhân duyên cũng như làm thế nào để duyên gắn kết thành nợ và tạo dựng được những mối gắn kết bền lâu nhất .
Duyên là cớ gặp gỡ, nợ là gắn kết bền lâu. Trong cõi vô thường này, mỗi người chúng ta tồn tại chỉ như khói như sương. Đời người mỏng manh mà vũ trụ thì tận cùng, chính bởi vậy mà mỗi người nên tự tìm cho mình những an lạc bình yên để có thể sống trọn được kiếp người. Tình yêu và duyên nợ vợ chồng chính là một trong những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời mà mỗi người nên chiêm nghiệm. Trong dòng chảy luân hồi của cuộc đời, ta gặp biết bao người, cũng đều cho duyên nghiệp mà ra cả, tin không?
Phật dạy: Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ tu khẩu
Chuyện kể rằng, ngày xưa trên miếu Quan Âm có một con nhện chăng tơ. Trải qua nghìn năm sống trong nhang khói và những lời kinh kệ, nó dần có Phật tính. Một hôm, Phật đến hỏi nhện rằng: “Cuộc đời này, cái gì là đáng quý nhất? Ngươi tu tập đã ngàn năm, vậy đã ngộ ra điều này hay chưa?” Nhện trả lời: “Thế gian quý giá nhất là cái không có được và cái đã mất đi”. Phật bảo rằng câu trả lời chưa đúng. Qua nghìn năm sau, Phật lại hiện lên hỏi nhện câu hỏi xưa, câu trả lời vẫn như xưa. Qua nghìn năm sau nữa, câu trả lời vẫn như thế.
Vì sao mà qua bao nhiêu nghìn năm, câu trả lời của nhện vẫn là như thế? Bởi trong suốt mấy nghìn năm đó, nó đã nhìn ngắm đến si mê một hạt sương long lanh trên cỏ, nhưng rồi chỉ một cơn gió lớn là cuốn hạt sương bay đi. Cảm giác mất mát trong lòng, nhện đinh ninh rằng thế gian này, điều quý giá nhất chính là những gì không có được và những gì đã mất đi.
Phật liền cho nhện đầu thai làm người để chiêm nghiệm quá trình tu luyện của mình. Nhện đầu thai thành nàng Châu Nhi đài các, con một viên quan chức lớn trong triều. Khi nàng 16 tuổi, lúc này trạng nguyên Cam Lộc đỗ đầu, nhà vua quyết định mở yến tiệc. Trong lòng Châu Nhi vô cùng mừng rỡ vì biết rằng chàng chính là mối nhân duyên mà Phật đưa đến cho mình. Thế nhưng sự thật lại vô cùng oái ăm, Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi lại được chỉ định với thái tử Chi Phụ. Quá đau lòng vì mối nhân duyên đổ vỡ mà mình đã nuôi giữ bao nhiêu năm trời, Châu Nhi ốm nặng.
Chi Phụ thấy nàng sắp chết, cũng đến phủ phục mà có ý định quyên sinh.
Lúc nàng đang trên ranh giới giữa sống và chết, Phật lại hiện ra và giải thích cho Châu Nhi về nhân duyên trong đời. Cam Lộ chính là hạt sương năm xưa, bị cơn gió đưa đến và cuốn đi chính là công chúa Trường Phong, mãi mãi hạt sương thuộc về cơn gió. Còn Châu Nhi ư, cây cổ thụ nàng nương náu mấy nghìn năm trong kiếp nhện mới chính là nhân duyên của nàng. Người đó chính là thái tử Chi Phụ vậy.
Giải thích cho Châu Nhi xong, Phật hỏi: Thế thì ở đời, cái gì mới là thứ quý nhất hả nhện con. Nhện như bừng tỉnh: Thưa Phật, thứ quý nhất không phải là thứ không có được hay thứ đã mất đi, mà nó chính là thứ hạnh phúc hiện có trong hiện tại.
Bạn thấy không, hạnh phúc chính là thứ đang có ở hiện tại. Người chúng ta yêu, đã là nhân duyên từ ngàn kiếp trước. Có cố gắng cũng khó mà tìm kiếm thứ không thuộc về mình. Chỉ cần có duyên, là chúng ta có thể có được cơ hội để gặp gỡ được người yêu của mình. Tuy nhiên, để chữ duyên biến thành chữ nợ, thì thiết nghĩ mỗi người cần phải có sự cố gắng từ trong tâm.
Nàng Châu Nhi kia, đã bừng tỉnh để nhận ra rằng, trước mắt nàng là người đã gắn bó với nàng cả mấy nghìn năm, luôn dõi theo từng cử động, người ấy chăng phải là thứ hạnh phúc vô biên của nàng đấy sao? Tại sao chỉ vì một hạt sương đẹp nhưng không thuộc về mình để mãi đắm chìm trong niềm hy vọng xa xăm, mà bỏ quên cái hiện tại đang rất thực rất gần trước mắt?
Có nhiều người, mải mê đeo đuổi những chữ duyên gặp trong cuộc đời, mà không biết phân định đâu mới đích là điểm dừng của mình, để rồi suốt đời mãi đuổi đeo những bóng hình vô vọng, rồi đổ cho phận số bẽ bàng.
Cũng có những người, hết yêu nhau, rời đi, rồi họ cứ thế mà vin rằng do duyên đã cạn, tình đã tan, người ta đến với duyên mới tình mới, mà có hay đâu chính người đó chính là nợ của cuộc đời mình, chỉ vì trong tình yêu không có sự cố gắng vun bồi, rồi người kia cảm thấy thiếu niềm tin mà rời đi, ấy là tự mình đánh mất duyên nợ của mình vậy, than trách ông trời làm chi!
Để rồi có nhiều người như thế, bản thân mất đi niềm tin để có thể tìm kiếm được tình yêu đích thực của đời mình, nên chăng?
Nhân duyên vợ chồng, theo lời Phật dạy là do duyên nghiệp từ kiếp trước mà thành. Tu trăm năm mới là bạn đồng hành, tu ngàn năm mới được cùng chung chăn gối. Thế nhưng nếu cứ đổ vào duyên nghiệp thì lại đánh mất tính thực tế. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào cho đúng về chữ duyên chữ nợ đây?
Sự chọn lựa của mỗi người, chính là xuất phát từ lí trí mà ra. Nói thế có nghĩa là, chúng ta có tiền duyên với nhau, nhưng chính ở kiếp này tiền duyên đó có được gắn kết thành một chữ nợ bền lâu hay không chính là nhờ ở chính chúng ta. Trong hơn 7 tỉ người trên hành tinh này, có một người sẽ cùng chúng ta gắn kết cả đời, sinh con đẻ cái, hưởng vinh nhục, sẻ buồn vui, đó hiển nhiên là một trong những phúc phần mà tạo hóa đã ban cho con người, nhìn nhận và bồi dưỡng thế nào để chữ nợ đó thực sự mang đến cho chúng ta niềm an lạc trong cuộc sống mới chính là những gì mà mỗi chúng ta cần học hỏi suốt đời.
Về vấn đề chọn lựa nhân duyên, nhiều người lại tin vào phước phần của mỗi con người. Người có phước thì chọn đúng, người vô phước ít phước thì chọn sai. Có những người ban đầu cực kì hài lòng với chọn lựa của mình, nhưng cưới nhau về một thời gian, lại thấy người kia thay đổi 180 độ và cảm thấy vô cùng bế tắc trong hôn nhân của mình. Ấy là bởi vì chưa tạo được phước lớn vậy, nên cuối cùng đành có duyên nghiệp không tròn vẹn như mong cầu….
Điều này, thuộc về vấn đề nhân quả của mỗi người.
Thế nên, chọn lựa nhân duyên trong đời này, dẫu biết vạn sự tùy duyên nhưng vẫn rất cần đến lý trí để có thể phân định được đâu mới là điều phù hợp nhất với mình. Và khi đã chọn lựa được rồi, thì từ tình yêu sôi nổi ban đầu, nên dần chuyển hóa nó thành tình thương để có thể sống trọn cả đời vì nghĩa, như thế mới bền lâu.
Vạn sự tùy duyên. Nhưng nếu ta là một người tốt, lại vô phước phần chọn lựa phải người xấu thì sao. Hôn nhân đổ vỡ, mang đến những tổn thất tâm hồn cho con cái. Cam chịu hay giải thoát, đó cũng là một trong những vấn đề day dứt. Hãy cố gắng tu tập bản thân, dùng chính những điều tốt của mình để cảm hóa đối phương, đến khi sự cố gắng đã tận cùng, vẫn không có được điều mong cầu nơi chồng/vợ, thì nên nhìn nhận mọi vấn đề với thái độ ung dung tự tại.
Ừ thì sống một mình đã sao, ừ thì vất vả hơn, nhưng an lạc hơn, còn hơn sống trong cảnh ngày nào cũng nơm nớp lo âu như thể cả cuộc đời sau này chẳng bao giờ có ngày hạnh phúc.
Suy cho cùng thì, trong cõi nhân sinh, có mấy ai hạnh phúc vẹn toàn. Sự cố gắng đến từ một phía luôn là sự cố gắng vô vọng. Cả tình yêu hay đạo vợ chồng, tất thảy đều như một sợi dây căng hai đầu, đứt rồi là vĩnh viễn lìa xa. Hãy trân quý nó như trân quý chữ duyên chữ nợ mà chúng ta đã se sợi tơ tự nghìn năm nay, để ngàn năm sau gặp gỡ sum vầy…
Tự bây giờ, mỗi chúng ta nên tập cho mình thái độ trân trọng và cân nhắc với mỗi nhân duyên đến trong cuộc đời. Hãy tự mình cảm thấu được những đạo lý nhà Phật, để tạo dựng nên thái độ sống đúng đắn nhất, trân trọng từng nợ duyên trong đời, vì vốn dĩ, đã đi qua đời nhau, ắt hẳn là đều có nguyên do của nó. Tình yêu mạnh mẽ như sóng trào, cũng chỉ là thứ tạm bợ ở cõi đời, chỉ có cái nghĩa bền lâu mới chính là chữ nợ vẹn toàn nhất níu giữ con người đừng sa ngã, ấy vậy mà chúng ta sống với nhau vì nghĩa hơn là vì tình, cũng bởi chữ duyên chữ nợ kết thành như thế….
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm