Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 26/02/2024, 11:30 AM

Nhân duyên xứng đôi vợ chồng và hạnh phúc

Theo lời Phật dạy, nhân duyên vợ chồng là do duyên nghiệp từ kiếp trước mà thành, nếu họ muốn gặp nhau từ đời này đến đời sau, yêu thương và hạnh phúc, cả hai người phải đồng tín, đồng giới, đồng thí và đồng trí tuệ, như vậy sẽ gặp nhau nữa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đức Phật đã thuyết pháp thoại này cho vợ chồng của gia chủ, cha mẹ Nakulā. Khi Đức Thế Tôn ngụ tại khu rừng Bhesakalā ở Bhagga, vào buổi sáng Ngài đi khất thực đến trú xứ của hai người ấy. Cả hai người đã bày tỏ rằng họ rất thương yêu nhau và hài lòng về nhau, họ muốn gặp mặt nhau ở đời sau nữa.

Bốn nhân duyên tạo xứng đôi vợ chồng 

1. Đồng có đức tin (Samasaddhā), nghĩa là cả hai người đều có chánh tín, tin tưởng Tam bảo, tin lý nghiệp báo.

2. Đồng có giới hạnh (Samasīla), nghĩa là cả hai người đều giữ giới, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

3. Đồng có bố thí (Samacāgā), nghĩa là cả hai người đều có tâm rộng rãi, xả tài, thích phân phát tài sản đến người nghèo khó, biết cúng dường đến các sa môn.

4. Đồng có trí tuệ (Samapaññā) nghĩa là cả hai người đều có trí hiểu biết chân chánh, có chánh kiến, thấy biết nhân quả, thấy biết bản chất cuộc đời, nhận thức được bốn sự thật khổ - tập - diệt - đạo. 

Bốn đức hạnh người tại gia 

Dạ xoa Ālavaka hỏi Đức Phật rằng, làm thế nào mà ra đi từ đời này đến đời khác con người không bị sầu muộn? Đức Phật đã dạy, người cư sĩ có bốn đức hạnh này nhất định không sầu muộn sau khi chết:

1. Chân thật (Sacca), nghĩa là lời nói và việc làm đều đúng với sự thật, không giả dối, không hư ngụy.

2. Tự chế (Dama), nghĩa là biết điều phục huấn luyện tâm, tự dạy tâm, tự cải tạo cho mình được tiến hóa.

3. Kham nhẫn (Khanti), nghĩa là có sức chịu đựng nhẫn nại trước nghịch cảnh, kiên nhẫn với mọi khó khăn.

4. Xả tài (Cāga), nghĩa là bố thí chia sẻ đến người khác, dứt bỏ lòng ích kỷ bỏn xẻn.

Bốn Pháp thịnh của gia đình 

Đức Phật thuyết cho các tỳ kheo, những gia đình nào có được tài sản, muốn được tồn tại lâu dài, đều do nhờ bốn sự kiện này hay một trong bốn sự kiện này. Bốn sự kiện hưng thịnh cho gia đình là:

1. Biết tìm lại cái đã mất (Naṭṭhagavesanā), nghĩa là trong gia đình cái gì đã bị tiêu hao, đã bị mất mát, do đã ăn xài hoặc bị trộm cướp...thì người trong gia đình biết làm cho có lại những gì đã mất.

2. Biết sửa chữa cái đã hư cũ (Jiṇṇapaṭisaṅkharaṇā), nghĩa là trong gia đình cái gì dùng xài đã lâu, nay đã cũ kỹ đã giảm chất lượng, như nhà cửa hoặc vật dụng ... người trong gia đình biết tu bổ cải thiện cho mới lại.

3. Biết độ lượng việc ăn uống (Parimitapānabhojanā), nghĩa là chi phí trong việc ăn uống, giải trí, phải có chừng mực, hợp lý, vừa với sự thu nhập của gia đình.

4. Đặt người đức hạnh vào vai trò chủ đạo (Adhipaccasīlavantaṭhapanā), nghĩa là trong gia đình, những vị trí lãnh đạo như gia chủ, quản gia, nội trợ...phải do người có đạo đức giới hạnh đảm nhận.

Ngược lại, gia đình nào không có bốn sự kiện này, sẽ làm cho gia đình suy sụp, không hưng thịnh, không tồn tại lâu dài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm