Nhập thất: 37 phẩm trợ đạo (8)
Đó là 37 pháp trợ duyên cho tu tập thiền định Tứ Thánh mà Đức Phật với những kinh nghiệm thực chứng đã để lại. Tuỳ vào đặc tướng, thể tánh mỗi người mà ứng dụng trong hành trì, không có pháp nào là đặc biệt hơn, nổi trội hơn, diệu dụng hơn.
Nhưng hơn 2500 năm chưa ai ứng dụng và luận bàn giá trị nên gần như bị quên lãng.
Đây là mục lục của 37 phẩm trợ đạo nguyên bản:
1. Tứ niệm xứ (4)
2. Tứ như ý túc, (4)
3.Tứ chính cần, (4)
4. Ngũ căn, (5)
5. Ngũ lực, (5)
6. Thất bồ đề phần (7)
7. Bát chánh đạo. (8)
Và từ đây 37 phẩm theo Chơn Như có 8 mục chứ không phải 7 như nguyên bản.
1. ngũ căn
2. ngũ lực
3. tứ vô lượng tâm
4. tứ bất hoại tịnh
5. tứ chánh cần
6. tứ niệm xứ
7. thất giác chi
8. tứ như ý túc
Năm 1980, sự kiện Trưởng lão Thích Thông Lạc chứng đắc A-la-hán được rộ lên, những giá trị Nguyên thuỷ, trong đó có 37 phẩm trợ đạo mới được biết đến. Và cũng từ Trưởng lão, 37 phẩm được hoán đổi với những giá trị cao thấp, rất “đặc biệt” lạ lẫm nhưng lại it người biết.
Nhập thất: “Thấy lỗi mình, đừng nhìn lỗi người” (7)
1. Bát chánh đạo được rút khỏi 37 phẩm để soạn thành chương trình đào tạo 8 lớp vào chuyên tu để chuẩn bị đào tạo các A-la-hán tương lai. Vì sao? Bát chánh đạo được xem là tri kiến, là học thuật, là căn bản học phần của bậc A-la-hán.
2. Tứ như ý túc và Thất giác chi vẫn nằm trong 37 phẩm nhưng vai trò đặc biệt hơn hẳn, nó giống như quyền năng tối thượng của các phái thiền tưởng như thu năng lượng, truyền năng lượng, tâm truyền tâm, dẫn dắt các tâm linh chưa siêu thoát về với tổ sư…
3. Tứ niệm xứ là pháp hành cơ bản cho tất cả những người tu tập thiền định là công cụ quán chiếu, xả bỏ, diệt lâu hoặc, cùng với tứ chánh cần, ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện…mà Đức Phật lưu ý trong Tăng Nhất A-hàm cũng được chuyển vào bậc học cao hơn mà tu sinh mới nhập môn không được sờ đến.
1. Nhất tâm là định.
2. Bốn niệm xứ là định tưởng.
3. Bốn tinh cần là định tư cụ.
4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.
6. Tầm tứ là khẩu hành.
7. Tưởng thọ là tâm hành.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3)
Hơn 33 năm miệt mài của Trưởng lão với những nổ lực cách tân, cải cách giáo dục không đem lại kết quả như ý, không tìm thấy một A-la-hán nào ngoài cái thư viện có rất nhiều giá trị nhưng đồng thời cũng không ít những sai lầm mà Đức Phật đã nhắc nhở hậu thế “Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng”, “Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình”.
Việc rút tỉa sửa đổi 37 phẩm trợ đạo có những điểm đáng lưu ý như đã chỉ ra ở trên.
1. Bát chánh đạo (BCĐ) tức 8 con đường chân chánh để vào đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. BCĐ không có công thức cơ bản, khuôn thước rạch ròi như toán học mà chỉ là những định hướng, những khái lược để cho hành giả dung nạp, đối chiếu, khảo cứu, tư duy như lời dạy của Đức Phật “Hãy thắp đuốc lên mà đi, không hề có công thức cho tu sinh mang đi áp dụng. Bát chánh đạo chỉ có thể gợi ý sơ lược, khái niệm như là hướng dẫn nghiên cứu sinh sau đại học chứ không phải hệ thống công thức ứng dụng cho học sinh tiểu học.
2. Đây mới là vấn đề quan trọng hơn. Tứ thần túc và Thất giác chi đó chính là năng lực tạo sinh qua quá trình tu tập hợp nhất thân tâm, nó vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh tương tác, tạo sinh trong quá trình hành trì tìm cầu cái chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Điều này xác chứng cho tinh thần khoa học của Tăng Nhất A-hàm tập 3 kể trên với sự hợp nhất thân tâm bằng sự trợ đạo của Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần. Ở mục 4 là sự luyện tập, tu tập, tái tu tập các pháp này là tu tập định ở đây vậy. Một lần nữa, Đức Phật khẳng định con đường tu tập chỉ duy nhất là chánh định (Định tứ thánh) không có pháp tu tập nào khác nữa. Trong thiền xả tâm, điều này cũng được nhắc lại:
Biết rõ được chánh pháp
Không tầm tu thiền định
Để tu tập định thì việc trước tiên là hợp nhất thân tâm chứ không phải gom tâm, không phải tập trung xả tâm, không phải quét tâm, không phải tập trung chánh niệm tỉnh giác, định sáng suốt, để có được năng lực tứ thần túc, thất giác chi…Rất chuẩn xác khi dùng Tứ niệm xứ (TNX) nhưng TNX lại là phương tiện, là công cụ để dọn dẹp, quét tâm (ở cấp cao hơn) chứ không phải thanh tịnh hoá cả thân và tâm không phải hành trình gom tâm, hành trình duy ý chí.
Ý thức lực hay tứ thần túc, thất giác chi vừa là phương tiện vừa là kết quả trong hành trì. Nhất tâm trong tu tập định (hay thiền định) điều kiện quyết định là ăn chay ngày một bữa. Vì nó điều hành toàn bộ hoạt động sinh lý tuyệt vời, vi diệu mà chưa có phương pháp khoa học nào hơn đươc. Nó cũng chính là điều tâm, điều thân chọn lọc, ngăn chặn bởi Tứ chánh cần. Bệnh tật được tiêu trừ từ những pháp này. Sáng tạo nhiếp tâm đuổi bệnh là của Trưởng lão.
Tứ niệm xứ không phải pháp nhiếp tâm quán chiếu, quét dọn đơn thuần mà là hai vế song song “ Quán thân trên thân (1) để khắc phục tham ưu (2). Nó song song thân hành tâm hành. Vì vậy mà được đi cùng bộ ba nhất tâm, Tứ niệm xứ, Ttứ chánh cần. Có đủ kiến thức y học, y thuật, các phương pháp thể dục động công…để triển khai đồng thời cả hai thì nhanh chóng hướng tới nhất tâm. Vì sao mà TNX luôn được tách hai vế “Quán (1) …khắc phục (2)” từng đôi “thân trên thân” “thọ trên các thọ” “tâm trên tâm” và “pháp trên các pháp”. Thọ và Pháp là hai trụ xứ liên đới cả thân và tâm. Sắc thái phiền não, lo sợ, hưng phấn (tâm) đau nhức, ngứa ngáy.v.v.. (thân) lạnh, nóng, mát mẻ…(thọ trên thọ). Biết rõ địa chỉ để “khắc phục tham ưu” bằng tất cả phương pháp tối ưu mới đoạn diệt được cảm thọ, đoạn diệt lậu hoặc. Các phái thiền thoát ly cứ chạy từ tưởng sang thức rối mù lên mà không bao giờ xem “khúc gỗ” của mình ra sao, đặc tính thế bào để “đánh lửa.”
1. Cây tươi đầy nhựa đặt trong nước;
2. Cây khô nhựa, đặt trong nước;
3. Cây khô đã vớt ra khỏi nước. Cứ cắm cúi đánh lửa trên đoạn gỗ tươi non đầy sinh lực, ướt mem cho đến khi nào thì bắt lửa?!
“…Này Aggivessana, thân tu tập mà Ông vừa mới nói đầu tiên ấy không phải là thân tu tập đúng pháp trong giới luật của bậc Thánh. Này Aggivessana, Ông còn không hiểu thân tu tập, làm sao Ông có thể hiểu tâm tu tập. Và này Aggivessana, như thế nào là thân không tu tập, tâm không tu tập; như thế nào là thân tu tập, tâm tu tập? Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng…”
Vì thiếu dứt khoát (thậm chí sai lệch) từ đầu, Trưởng lão cứ phải mắng nhiếc, than phiền hoc trò ăn phi thời, sợ hãi bệnh tật, không biết tận dụng tác ý đuổi bệnh. Những phương pháp duy ý chí được áp dụng hơn 33 năm không mang lại điều gì khả quan. Đáng tội, Tứ niệm xứ pháp hành ứng dụng có thể “làm khô khúc gỗ” lại được rút đi để đưa vào tu tập nâng cao (Định) khác với căn bản Giới không được đụng vào chương trình cao hơn trong khi ở giai đoạn Giới ( căn bản) lại quyết định để có thể hợp nhất thân-tâm với sự hỗ trợ của Tứ chánh cần. Dứt khoát hai pháp không bao giờ rời xa nhau: Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần, đó là phương tiện cho người tu tập hướng đến yểm ly, đến an tịnh đạo lộ, đến Niết bàn.
Trên trang trạng thái của mình, tôi đưa lên đừng hỏi vì sao bệnh tật, phiền não, bất như ý dồn dập đến với bạn. Mỗi người là một thỏi nam châm, hãy thay đổi từ tính. Rất nhiều bình luận vui gửi đến, nhưng có một bình luận hỏi “thay đổi từ tính là làm giảm, làm yếu đi?”. Không, 37 phẩm trợ đạo là hệ qui chiếu. Hãy qui chiếu để thay đổi thuộc tính, thay đổi đặc tướng, hành tướng của bạn. Qui luật của muôn đời là bạn luôn “hút lấy” bất kỳ thứ gì tương hợp, tương ưng với bạn trong cái thế giới trùng trùng duyên khởi. Cái thiện, cái ác cũng luôn tương ưng như thế. Thuộc tính của thỏi nam châm ở đấy, luật hấp dẫn là đấy, nhân quả là đấy. Tóm lại 37 phẩm trợ đạo chỉ là hệ qui chiếu lại bị mang đi làm pháp hành, biến dịch thành quyền năng đó không phải tư tưởng khoa học của Đức Phật.
Đến đây, xin được phép lạm bàn về những điều mà rất nhiều người quan tâm mà thời gian gần đây Phatgiao.org.vn đăng tải. Đó là loạt bài “10 câu hỏi trăn trở và thao thức”. Tôi muốn nhắc đến bài 1 là "Có chăng sự khác nhau giữa Đức Phật và Trưởng lão..."
Qua bài viết, bạn sẽ thấy rằng bất kỳ ai mỗi người đều có đặc tướng, hành tướng, đều có thuộc tính nam châm đó để nó chiêu cảm, tương ưng trong hành trình nhân quả. Và đừng hỏi vì sao có những vĩ nhân, có những tỉ phú, có những người làm nghệ thuật thật tuyệt với…vượt lên tất cả mọi người. Trong luật hấp dẫn có nêu “Bạn sẽ là cái bạn muốn”. Đức Phật và Trưởng lão cũng vậy thôi, đừng tưởng tất cả A-la-hán đều như nhau. Không, chỉ khi xả bỏ báo thân để trở về với cái gọi là “tánh không”, trở về sự an lạc, vĩnh hằng, bất sinh bất diệt mà thôi. Còn hành trình “sống” A-la-hán không thoát ra khỏi qui luật nhân quả khi vẫn mang thân tứ đại, mà thân tứ đại là sự giả hợp, bất tịnh… TTL (1)“…Hỡi các con! Luật nhân quả không tha thứ cho một người nào, dù người ấy chứng đạo như Phật vẫn phải trả nhân quả. Mọi việc xảy ra tại tu viên Chơn Như này đều do phước chúng sanh chưa đủ, nên thầy gặp nhiều khó khăn…”.
Sự thay đổi từ tính là điều người ta phải nhận ra từ rất sớm. Và vai trò của Bát chánh đạo cũng được hiển thị từ đây. Khổng Tử từng nói: “Ta 15 tuổi chí ở học hành, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không còn nghi hoặc, 50 tuổi biết được mệnh trời, 60 tuổi ta biết điều phải trái, 70 tuổi tâm theo ý mình, có thể làm một cách tùy ý nhưng lại không vượt quá quy tắc”.
Tam thập nhi lập
Tứ thập nhi bất hoặc
Ngủ thập tri thiên mệnh
Lục thập nhĩ thuận
Thất thập cổ lai hy
“…Cơm ăn không quan trọng cao lương mỹ vị hay đạm bạc đơn sơ, chỉ cần thấy ngon miệng là được. Phòng ốc không quan trọng lớn hay nhỏ, chỉ cần sống vui vẻ là được. Hãy làm những chuyện bản thân thấy hứng thú, đừng oán người, trách trời, trách đất, cũng đừng để tâm lo nghĩ quá mức tới người khác. Thấy sức khỏe suy giảm từng ngày cũng đừng hoảng hốt, thấy cái chết cận kề mỗi ngày cũng đừng khiếp sợ. Mọi thứ cứ thuận theo tự nhiên, tùy cảnh mà an..”.
Đây là tổng kết của Khổng Tử về cuộc đời mình, cũng là tấm gương cho những ai muốn theo đuổi một cuộc đời toàn mỹ, toàn thiện, toàn chân. Tôi không phải tín đô của minh triết Phương Đông nhưng luôn trân trọng tinh hoa của bất kỳ giáo phái, tổ chức nào bởi khi đó nó thuộc về nhân loại.
“…Dù có chứng đạo như Phật vẫn phải trả nhân quả.” Đáng tiếc, Trưởng lão đã không nghĩ rằng sóng gió Chơn Như là nhân quả của mình, tạo nên những bất cập, những khiếm khuyết, những khập khiểng trên con đường “cải cách”…Mọi việc xảy ra tại tu viên Chơn Như này đều do phước chúng sanh chưa đủ, nên thầy gặp nhiều khó khăn…”.
Thiện pháp và ác pháp không dễ cho tất cả mọi con người bình thường nhận diện. Ngay cả với bậc A-la-hán (tôi chưa bao giờ nghi ngờ quả vị của Trưởng lão ) vẫn chưa phân định thật chuẩn mực trong lúc xây dựng Con đường về xứ Phật), con đường tâm linh cao rộng thênh thang. Đó chính là cái hệ quả của việc qui chiếu Bát Chánh Đạo (BCĐ) như tôi đã trình bày, 37 phẩm trợ đạo là 37 pháp qui chiếu linh hoạt, huyền nhiệm, vi diệu, không có pháp nào nổi trội để có thể rút đi (BCĐ) để có thể “đặc cách”- Tứ thần túc, Thất giác chi, để có thể thay đổi -Tứ vô lượng tâm, Tứ bất hoại tịnh.
Đức Phật chẳng đau đáu những trăn trở vì sự vô minh của những học trò cứ lén lút phá hạnh độc cư, lén lút ăn phi thời lén lút ngồi thiền ức chế tâm…Không tuyên thuyết dựng lên một tôn giáo, Đức Phật lại tạo nên một tôn giáo rộng khắp hành tinh. Trưởng lão thì ngược lại: Muốn dựng lại chánh Pháp, phục hưng lại đạo Phật đã bị “Bà-la-môn dìm chết hơn 2500 năm” lại kiến tạo những sai lầm khó sửa chữa và cuộc chiến thị phần!. Hành trình nhân quả luôn được định đoạt bởi sức hút “từ tính” của mỗi người, của câu châm ngôn “gieo hành vi, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm