Thứ bảy, 30/03/2024, 15:00 PM

Nhập thất: Thiền xả tâm (6)

Thiền chữa bệnh đã có mặt từ trước thời Đức Phật. Tuy Đức Phật chưa hề đề cập nhưng rõ ràng những giáo thuyết, những pháp hành của Ngài chưa bao giờ coi nhẹ việc hành thiền, khinh miệt việc hành thiền, công kích vịệc hành thiền mà chỉ tìm ra hướng đi để dụng tâm đúng chỗ.

“Giữ thân được nhẹ nhàng

Giữ tâm khéo giải thoát

Không còn các sở hành

Chánh niệm không tham trước

Biết rõ được chánh pháp

Không tầm tu thiền định

Không phẫn nộ vọng niệm

Không thuỳ miên giải đãi

Như vậy vị tu sĩ

Sống giữa nhiều chướng ngại

Ðã vượt năm bộc lưu

Lại gắng vượt thứ sáu

Như vậy tu thiền tư (xả)”

Tương tự với nhầm lẫn “Nhất tâm” đã nêu trong bài: 

“…Trong thời đại chúng ta nói đến tu thiền thì ai cũng đều hiểu là phải ngồi bán già hay kiết già rồi tập trung gom tâm, giữ tâm không vọng tưởng. Như Tịnh Ðộ Tông trong kinh Di Ðà dạy: “Thất nhật nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Ðà Phật”, tức là bảy ngày đêm niệm Phật A Di Ðà không có niệm vọng tưởng xen vào câu niệm Phật thì khi lâm chung được đức Phật A Di Ðà rước về cõi Cực Lạc Tây phương. Thiền Tông trong kinh Pháp Bảo Ðàn dạy: “chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền” tức là kiến tánh thành Phật. Trong kinh sách Ðại Thừa Kim Cang dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, có nghĩa là đừng nên trụ tâm vào bất cứ một chỗ nào thì tâm kia là Phật. Pháp An Ban Thủ Ý, Lục Diệu Pháp Môn của các Tổ dạy đều đếm hơi thở hoặc tùy hơi thở ra vô để ức chế tâm không cho vọng tưởng xen vào…”

Toàn bộ các phái thiền được Trưởng Lão điểm qua đều có chung một điểm nhấn về điều tâm, tuy phải “…ngồi bán già hay kiết già rồi tập trung gom tâm, giữ tâm không vọng tưởng…“Thất nhật nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Ðà Phật” hay “chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền”… “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”… Pháp An Ban Thủ Ý, Lục Diệu Pháp Môn của các Tổ dạy đều đếm hơi thở hoặc tùy hơi thở ra vô để ức chế tâm không cho vọng tưởng xen vào..”. Chính vì trải qua môi trường thiền đơn thuần kiểu thoát ly, cách mà các hành giả xem việc thiền định là giải thoát tâm, là điều tâm vượt thoát đời sống tham dục, uế nhiễm, những tạp niệm đan xen trên trên cái thân phàm phu, trần tục…Chưa từng có phái thiền nào điều thân, chú mục đến biến dịch, thay đổi trên thân, trên thực thể (thân bệnh) mà các phái thiền chữa bệnh khai thác (Trường Sinh Học, Yoga, Vi diệu Pháp hành thiền, Dưỡng Sinh Tâm Thể, Nhân Điện…). 

Hàng ngàn năm trước, sách nội kinh, một quyển sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa đã ghi nhận những rối loạn bệnh lý ngày nay gọi là stress. Chẳng hạn “Ưu thương Tỳ”, “Khủng thương Thận”, “Nộ thương Can”…Những rối loạn tạo nên triệu chứng bệnh lý có thể thấy được ngay. Thử quan sát một người đang bộc phát cơn tức giận: toàn thân nóng lên, mồ hôi vã ra, nhịp tim tăng, hơi thở gấp, các cơ bắp như tăng lên. Ở một số người khác, cơn nóng giận sẽ làm cho toàn thân ngứa ngáy, áp huyết tăng, đau thoát ở ngực hoặc như bị bóp chặt ở bao tử…

Thiền chữa bệnh đã có mặt từ trước thời Đức Phật. Tuy Đức Phật chưa hề đề cập nhưng rõ ràng những giáo thuyết, những pháp hành của Ngài chưa bao giờ coi nhẹ việc hành thiền, khinh miệt việc hành thiền, công kích vịệc hành thiền mà chỉ tìm ra hướng đi để dụng tâm đúng chỗ. Và thành công của Đức Phật là tìm ra thiền hữu sắc, tức Tứ thánh định (thiền hợp nhất) thay cho thiền thoát ly (vô sắc). Và dù cho con đường duy nhất đúng ấy đòi hỏi tuân thủ giới luật và giáo pháp Đức Phật vẫn chủ trương tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh.

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

01

“…Kinh Tạp A Hàm, đoạn ghi lại của phần trả lời của Ma na Đề Na cho tôn giả A Na Luật đã cho thấy một cách trị bệnh cụ thể và dễ thực hành hơn. Đó là “Nhờ buộc tâm vào Bốn niệm xứ nên mọi thứ bệnh tật, khổ đau nơi thân đều được đình chỉ…”. Buộc tâm vào Bốn niệm xứ là cách diễn đạt của A-na-luật về phương pháp mà Phật đã dạy sau đó: “Nhất tâm là định/ Bốn niệm xứ là định tưởng/ Bốn tin cần là định tư cụ…”. Tứ thánh định là kiềng 3 chân với hợp nhất (nhất tâm) Bốn niệm xứ và Bốn tin cần được triển khai cho tất cả các Tỳ kheo trong Tăng đoàn (500 Tỳ kheo). Trong đó đến 320 Tỳ kheo chỉ đạt đến hoàn thành giai đoạn giới (hợp nhất- sơ thiền).

Những nhận định sau này của các nhà khoa học “…Stephanie Clement và Cary Barbor, những chuyên gia trong lĩnh vực điều trị tâm lý đã cho biết: “Những nghiên cứu trên những đối tượng chỉ cần thực hành thiền ngắn hạn (khoảng 10 phút mỗi lần) nhưng đều đặn hàng ngày đều cho thấy có sự gia tăng sóng Alpha và sự giảm bớt tình trạng lo âu, trầm uất”. Sóng Alpha là sóng não ứng với tình trạng thư giãn cơ bắp và tinh thần không căng thẳng…” cũng chỉ là dạng hiểu biết rất sơ khai sự vi diệu của Thiền.

Bất kể là thiền nào, vấn đề là ta có đủ thời gian để cho thân tự nó cân bằng chứ không phải sóng Alfa (Tâm) làm thay đổi Thân. Sự chiết tách Thân - Tâm là duy ý chí, duy tâm chủ quan, với cái nhìn hạn hẹp, thiển cận. Tuy nhiên, để hiểu thấu đáo thì trong lúc thiền định cho dù không chủ tâm (ý thức) tức ức chế ý thức thì tưởng vẫn hoạt động với hệ thống thần kinh tự trị, cảm giác, đối cảm giác. Chỉ có Đức Phật đi từ tưởng đến thức, vô sắc đến sắc để truyền lại cho các thế hệ hậu học phương pháp thiền vô giá, làm chủ được cả Sinh (sơ thiền)-Già-Bệnh (nhị tam thiền)-Chết(tứ thiền). 320 Tỳ kheo hoàn thành giới tức chỉ làm chủ sanh y, thân nhẹ nhàng, khinh an, hỷ lạc, ly dục sinh hỉ lac. Thế nhưng tất cả các Phật tử Chơn Như đều truyền tai nhau hướng tâm làm chủ sinh già bệnh chết. Tâm làm chủ sanh-già-bênh-chết bằng cách nào, có lẽ điều đó cần được thông hiểu, cần được truyền đạt chuẩn xác, tránh sự lợi dụng, ngộ nhận đưa đến hệ luỵ trong cuộc chiến thị phần. Đó là hành trình khổ luyện điều thân, điều tâm chứ không là trò chơi tâm linh, đức tin mù quáng.

Chính vì ngay Đức Phật cũng không ngờ trước thành quả được trải nghiệm giữa sự sống và cái chết đó mà Ngài đảnh lễ Pháp Thiền Tứ thánh định với tuyên ngôn bất hủ “Thiên thượng thiên hạ/ Duy ngã độc tôn/ Nhất thiết thế gian/ Sanh- Lão- Bệnh –Tử”. 

“…Qua bài kệ trên đây chúng tôi xin hỏi quý vị, quý vị cứ thành thật mà trả lời: “Khi ngồi bán già, hoặc kiết già mà cố chịu đựng khi hai chân bị đau hoặc tê hoặc nóng, đó là ác pháp hay là thiện pháp? Ðây có phải là tự mình làm khổ mình chăng? Khi tập trung gom tâm đầu nặng hay nhức đầu mà cố kéo dài chịu trận, đây là thiện pháp hay là ác pháp? Ðây có phải tự mình làm khổ mình chăng? Ðức Phật dạy ngăn ác diệt ác pháp, mà tự làm khổ mình thì có ngăn ác diệt ác pháp không? Xin quý vị trả lời.”

Không có người học trò nào có thể trả lời Trưởng lão bởi chính họ còn chưa được cởi bỏ hết những lớp vô minh dầy đặc. Trong bài kệ đức Phật dạy: “giữ thân được nhẹ nhàng”, tức là thân khinh an, thân khinh an ở đây thân có đau, tê, nóng không quý vị? Giữ thân nhẹ nhàng như diễn đạt là thân khi chưa uế nhiễm, chưa huân tập lậu hoặc, hoặc đã đoạn diệt bằng cách này, cách khác từ một cơ thể bệnh tật, đau yếu, suy nhược, liệt tuệ mà tất cả mọi người nhất là con người thời mạt pháp nhìn vẻ ngoài phốp pháp, phương phi nhưng bên trong là cả sự huân tập, bệ rạc, mục rữa. 

Câu kệ thứ hai: “giữ tâm khéo giải thoát”. Ở đây tâm hữu sự hay vô sự? Khéo giữ tâm giải thoát có nghĩa là tâm thanh thản, an lạc và vô sự…”. Tâm khéo giải thoát là tâm thức, tâm của sự tỉnh thức, sáng suốt khác với tâm tưởng mà Thiền chữa bệnh (duy trì mạnh mẽ điều thân, gà gật, hôn trầm) không bao giờ tìm ra hướng đi giải thoát, giác ngộ rốt ráo được là vậy. Ngay cả sự tỉnh thức của phái giác ngộ nhưng đang hướng thoát ly, tìm hướng đi cho tâm, xem nhẹ việc điều thân, sai lầm về trình tự hành trì Tứ thánh định, công kích hành thiền, vẫn trả giá cho sai lầm đó, cũng sẽ chẳng bao giờ có hợp nhất.

Như đã phân tích, sự khác nhau giữa Đức Phật và Trưởng lão là ở chỗ trải nghiệm giai đoạn sơ thiền gay go, gian nan đến suýt chết, đến mức các sa môn đều thốt lên “Sa môn Gotama chết rồi”. Chính vì vậy Đức Phật mang kinh nghiệm tu tập mà truyền dạy lại 500 Tỳ kheo đều chứng đắc là vì vậy. Hãy đọc bài 1 ( 10 câu hỏi: Khác nhau và giống nhau giữa Đức Phật và Trưởng Lão) Mổ xẻ hai câu đầu Thiền xả tâm, thầy không nhận được bất cứ phản biện nào, thắc mắc nào của đệ tử.

Mọi lời của A-la-hán đều đúng - Tất cả những con người bình thường đều qui nạp đúng sai mà không bao giờ khảo cứu đến nhân quả. Nếu chỉ cần tập trung vào cái ảo diệu, sự vi diệu của Pháp Phật, không cần công kích, đả phá sự nhiễu loạn của tà giáo thì Thầy đã không phạm phải sai lầm từ bước đi đầu tiên cho dù còn thiếu sự trải nghiệm cần thiết. Để dẫn dắt đệ tử vào sơ thiền chỉ cần nghiệm xét qui trình, không bật lên những công kích quyết liệt, Thầy đã có thể nhìn ra qui trình của Đức Phật, không tự đặt ra các cải cách giáo dục phá hỏng qui trình của Đức Phật. Với Đức Phật thì việc dạy đạo giống như đánh lửa lên thân gỗ, coi trọng việc điều thân (1/Cây đầy nhựa, đặt trong nước; 2/ Cây khô đặt trong nước ; 3/ Cây khô vớt khỏi nước).

Và cũng trong bài 1 đã phân tích về động lực, Đức Phật bắt đầu bằng trách nhiệm, bằng gánh nặng thiện pháp, bằng lòng thương yêu với những người thầy cũ, với cha, mẹ, anh em trong dòng họ Thích ca, với tất cả chúng sinh trong cõi ta bà. Cái động lực của Đức Thế Tôn “Con người là mục đích. Còn Trưởng lão thì canh cánh con đường “Dựng lại chánh pháp” đả phá, công kích, dọn dẹp tà sư ngoại đạo, kinh sách pha tạp. Đó là hai pháp giới phân biệt, không hoàn toàn giống nhau. Và vì vậy, ngay từ khởi điểm đã là một hệ quả của tương tác nhân duyên, liên tục không dứt ra được mà Trưởng lão đã thốt lên“…Hỡi các con! Luật nhân quả không tha thứ cho một người nào, dù người ấy chứng đạo như Phật vẫn phải trả nhân quả…” Nhưng, thật thương thầy khi vẫn chưa nhận ra cái quả là của mình: “…Mọi việc xảy ra tại tu viên Chơn Như này đều do phước chúng sanh chưa đủ, nên thầy gặp nhiều khó khăn…” Chúng sinh thì vốn đã vô minh nên mới mỏi cổ ngóng chờ một A-la-hán. Thương lắm thầy ạ… 

Khi ngồi bán già, hoặc kiết già mà cố chịu đựng khi hai chân bị đau hoặc tê hoặc nóng, đó là ác pháp hay là thiện pháp? Ðây có phải là tự mình làm khổ mình chăng? Khi tập trung gom tâm đầu nặng hay nhức đầu mà cố kéo dài chịu trận, đây là thiện pháp hay là ác pháp? Ðây có phải tự mình làm khổ mình chăng? Ðức Phật dạy ngăn ác diệt ác pháp, mà tự làm khổ mình thì có ngăn ác diệt ác pháp không?

Cảm thọ (khổ) là biểu hiện của lậu hoặc trong quá trình đào thải, bài tiết. Ai không muốn có được trạng thái khinh an, hỷ lạc. Dù người đầy tham dục, đắm nhiễm vẫn không bao giờ hiểu được sự tương quan tham dục và lậu hoặc. Thế mới có một đám đông vô minh, xúm xít đến Chơn Như mang tâm trạng, “đời không muốn bỏ mà đạo thì muốn thêm”.

Con người luôn chờ đợi mong mỏi một A-la-hán chính ở chỗ chỉ ra sự “vô minh” để họ tự bước đi bằng đôi chân của mình. Còn chưa đủ duyên, cánh cửa vô minh vẫn khép chặt, không tiếp nhận được chánh Pháp thì đó là nhân quả của họ. Những lời mắng nhiếc đôi khi thật cần thiết nhưng không phải bao giờ cũng cần sự mắng nhiếc ấy. Dường như A-na-luật là trường hợp duy nhất mà Đức Phật mắng cho “chỉ tham ăn tham ngủ” và ông đã khổ sở khóc lóc nhiều ngày đêm vì lời mắng nhiếc ấy. Cho đến khi mù cả đôi mắt thì ông bắt đầu nhận ra chân lý, chứng đắc tuệ nhãn nhạo kiến chiếu minh kim cang, không có mắt mà nhìn cả vũ trụ xuyên suốt.

Biết rõ được chánh pháp

Không tầm tu thiền định

Không phẫn nộ vọng niệm

Không thuỳ miên giải đãi

Đó là lời răn nhắc của Đức Phật để giữ vững lòng tin chánh pháp, lòng tin vào Định Tứ Thánh, pháp môn đã đưa Đức Phật đến toàn giác, đến viên mãn, đến thành tựu Niết bàn. Bởi lẽ thời Đức Phật hơn cả ngày nay với các đạo sĩ, các giáo phái, yoga đầy cả. Các trạng thái vọng niệm, giải đãi, hôn trầm, thuỳ miên…là những “tạp chất” tự nhiên huân tập ở mỗi người. Cứ chiêm ngẫm, xả bỏ, thanh lý tất cả các “phế liệu” trong kho “tưởng ấm” khi thanh tịnh hoá, khi ly dục, ly ác pháp. Và chính vì sự quan trọng của ly dục (ở tâm) và chữa bệnh (ở thân) đòi hỏi hai công cụ đó là Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Con đường nhất tâm là cực kỳ gian nan. 

Như vậy vị tu sĩ

Sống giữa nhiều chướng ngại

Ðã vượt năm bộc lưu

Lại gắng vượt thứ sáu

Như vậy tu thiền tư (xả)”

Con người luôn đi dưới 5 bộc lưu là dục, hữu, kiến, vô minh và ái. Thoát được, vượt lên được năm ngọn thác ấy tức bạn đã đứng trên đầu nguồn mà nhìn xuống bên dưới để nhìn thấy nhung nhúc con người bên dưới “Đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt” mà nhiều sư thầy chú giải (Tương ưng bộ- Tương ưng chư thiên) rất khôi hài “không đứng lại, không bước tới ta vượt 5 bộc lưu”.

Sự hiểu biết theo kiểu tưởng giải của nhiều vị đã dẫn dắt chúng sinh ngoằn nghoèo, vòng quanh miệng chén từ hơn 2500 năm giờ gặp được một A-la-hán mọi người lặng tăm làm theo lời giáo huấn của người, không ai dám lên tiếng phản biện là điều tất nhiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm