Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)
Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.
Nhất tâm là định/ Bốn niệm xứ là định tưởng/ Bốn tinh cần là định tư cụ/ Sự luyện tập, sự tu tập, sư tái tu tập các pháp này là định vậy.
Xác định rõ ràng tức bạn đã có la bàn trên tay cứ vững vàng, không lo lạc lối. Định tưởng (Tứ niệm xứ), định tư cụ (Tứ chánh cần) là những phương tiện hỗ trợ cho việc tu tập định: nhất tâm. Hành trì ly dục là quá trình gian nan (cả thân và tâm) cùng các phương tiện hỗ trợ như trên mới có được “nhất tâm”, vì vậy nhất tâm chỉ một hành trình (hợp nhất thân tâm) chứ nhất tâm không phải tâm ly dục, không phải bất động tâm không định danh kết quả. Phân tích như trên để bạn thấy rằng sai tiêu cự, lệch la bàn.
1. Nhất tâm là định.
2. Bốn niệm xứ là định tưởng.
3. Bốn tinh cần là định tư cụ.
4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.
6. Tầm tứ là khẩu hành.
7. Tưởng thọ là tâm hành.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3)
“…Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm ly dục ly ác pháp”, chứ không phải nhất tâm là tâm “không vọng tưởng, tâm không niệm thiện niệm ác”. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, cho nên đức Phật gọi là “Bất động tâm định”.
Do vậy nên câu này đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”. Mãi nhắm đến việc triệt tiêu, tìm diệt cái ác mà người ta có thể khó tìm thấy cái thiện. Điểm nhìn cách nhìn cũng định ra nhân quả là vậy. Sau 33 năm miệt mài, dồn hết tâm sức Trưởng lão vẫn không thể đào tạo nỗi một A-la-hán chứng tỏ chú giải của Trưởng lão sai từ nhận định đầu tiên.
“Nhất tâm là định”, tức hành trì thiền định để chuyển hoá, để thanh tẩy lậu hoặc nghẽn tắt dồn ứ mà Trường Sinh Học đã hành trì rất đúng, dù bản thân thiền lại không phải là phương pháp tối ưu, duy nhất. Thân là cái sắc uẩn, nó phơi ra trước bàn dân thiên hạ tưởng chừng ai cũng nhìn thấy. Nhưng không, cái nội thân ngay đến các thiết bị hiện đại, các xét nghiệm của Tây y vẫn luôn bị đánh lừa. Cả khoa học tâm linh cũng bị lừa với những khái niệm mù mờ, trừu tượng phần mờ, phần âm…thân là vậy, nó chứa tất cả. Nhưng tâm thì sao? Tâm tưởng chừng chôn giấu, khoá chặt sâu kín bên trong nó tất cả, nhưng không. Nếu bạn biết dụng Tứ niệm xứ một cách nhuần nhuyễn trong quá trình hành trì thiền định nó lại chân thành hơn với bạn, nó hiển thị trung thực trong sự quán chiếu tâm trên tâm để khắc phục tham ưu. Không như cách người ta qui chụp nó. Tri nhân tri diện bất tri tâm. Đó là các nói chỉ ngôi thứ hai, thứ ba, chỉ người đối diện thôi.
Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)
Quán chiếu tức bạn dùng tâm mà quán chiếu tâm không quá khó. Chỉ có thân bao giờ cũng luôn là hệ luỵ, là sự “giấu kín” hệ quả của tất cả đời sống tham đắm, mê muội, dục lậu, của hiềm hận, của đố kỵ, ghen tức, của hơn thua, được mất, của thành bại, của danh, của lợi, của sắc dục, của thực, thuỳ…Nội tâm biết quán chiếu, nhưng nội thân thì không, chỉ biết chịu đựng, nỗi đau này biết tỏ cùng ai.
Do vậy dùng tâm quán chiếu thân không đơn giản chút nào. Thế nhưng, mọi thứ xấu tốt, thiện ác do tâm, cái tâm biểu đạt, chỉ huy, chuyển sang từ vô sắc. Khi bệnh tật ập đến, cái tâm khôn ranh chỉ biết chaỵ thầy, chạy thuốc, lo lắng thuốc thang, thầy bà, cúng vái…Cái sắc suy nhược, cái sắc thuộc bản chất, cái sắc thuộc thể trạng, liệt tuệ, vô minh. Họ không bao giờ thấy tất cả những người đi đứng, làm việc, nói năng, giao tiếp bình thường…là những người bệnh ( trước khi lên giường bệnh). Những người liệt tuệ tư duy, suy nhược chánh kiến, vô minh không ý thức chánh nghiệp với tà nghiệp. Tôi có lẽ là người đầu tiên nhìn thấy vì tôi đi từ chữa bệnh sang giác ngộ nên nhìn thấy “người bệnh như thế nhiều vô số kể”.
Điều may mắn, thuận duyên đối với Trưởng lão lại chính là nghịch duyên cho con đường dựng lại chánh pháp của Ngài, vì thiếu mất kinh nghiệm xương máu của bước đi đầu tiên Giới (Trong tam vô lậu học Giới-Định-Tuệ) Trưởng lão cũng nói nhiều đến sơ thiền (Giới) đó là giai đoạn cực kỳ khó khăn, thử thách. Nhưng khó thế nào thì thầy chưa trải nghiệm, vốn hữu duyên với Phật Pháp, thầy là con của một tu sĩ Mật Tông, tám tuổi thầy đã được xuất gia. Cũng không hẳn tất cả những người xuất gia, chay tịnh từ bé đều có duyên may như thế. Bà nhạc gia tôi trong bài này, cũng chay tịnh từ bé, có chức sắc trong giáo hội Cao Đài, nhưng bà là người chấp nhặt, tự đày đoạ cuộc đời trong ý thức tự ngã. Chén bát, đũa muỗng của bà để riêng, ai vô ý lấy múc đồ mặn là bà ném cả xuống sông chứ không rữa. Ngoài căn bệnh trầm cảm bà còn có chứng sơ gan, những ngày cuối đời bụng phình to, thở nhọc nhằn, khó khăn.
Trong tăng chúng, ta có những bậc tu sĩ xuất gia từ bé cũng không ít, nhưng hiếm hoi mới có sự thanh tịnh cả thân và tâm. Tương tự như Trường Sinh Học thầy sáng tạo phương pháp tác ý, nương theo “định niệm hơi thở” đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô, đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra. Trường Sinh Học (TSH) dùng pháp ám thị: Ám thị khai mở luân xa, ám thị đạo đức không danh, không lợi, không tình, ám thị về con đường dẫn dắt cả cửu huyền thất tổ tu tập, giải thoát. Ám thị về công năng huyền bí của TSH. Công dụng của tác ý, ám thị thực sự có tác dụng dìu đỡ, dẫn dắt thân hành (phương pháp chữa bệnh) chuyển nghiệp xấu ác nhưng chỉ một phần rất nhỏ, không đáng kể, một nổ lực duy ý chí.
Đừng nghĩ đến quyền năng vô song (của tâm) rằng có thể lôi cổ người bạn đồng hành (thân) trên chặng đường tu tập, giải thoát. Đó chỉ là cái lý cưỡng bách của thiền thoát ly (thiền chữa bệnh cũng mắc phải) không phải cái lý hợp nhất của Đức Phật. Dụng nhất tâm theo phương pháp duy ý chí, hành trì cưỡng bách để thu ngắn khoảng cách bất xứng thân tâm là sai lầm tệ hại khi mà cái thân là phần mang tất cả hệ luỵ từ đời sống thế tục mà bản thân nó không phải là không muốn sửa sai. Vấn đề là không ai chỉ cho nó cách để tự thắp đuốc lên, tự nương vào chính mình. Nó không biết tự tri, tự chứng, tự đạt, không có gì phải nóng vội, phải tỏ rõ bức xúc với tâm thư, với những lời trách cứ, mắng nhiếc của Trưởng lão.
Tôi nhói lòng khi nghe đến những tâm trạng của một bậc thầy và thương cho lớp đệ tử đang chịu ức chế, căng thẳng. Một điều có vẻ còn bí mật khi chưa có một A-la-hán nào bộc bạch, chia sẻ quá trình chứng đắc tuệ giác khi mà Tứ thánh định đơn giản cũng là một pháp tu tập thiền với hai động dụng là điều thân và điều tâm. Người ta nói nhiều đến tuệ tam minh, và luôn nghĩ rằng, tưởng tượng rằng nó là hoạt động điều tâm, nhưng tôi muốn khẳng định trái lại rằng cả 4 bậc Thiền định tứ thánh điều thân là tối quan trọng. Nặng nề nhất là sơ thiền mà nhất tâm chỉ một hành trình “luyện thép”. Đặc biệt, Tứ thiền là giai đoạn hoàn thiện tế vi “đoạn diệt sạch lậu hoặc” mà trong 7 pháp đoạn trừ nó là pháp cuối tu tập (tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt, tu tập). Điều quyết định ở sơ thiền đó là 3 pháp tri kiến-phòng hộ-thọ dụng mà tri kiến là then chốt. Tri kiến quyết định mọi hành trình tu tập.
Hãy xem bảng tham chiếu:
Bảy ngày nhập tứ thiền, hành giả không ăn, không uống, toàn bộ cơ thể tứ đại đang điều tiết mạnh mẽ nhất, ngỡ như bất động mà thực tế là động dụng thực sự mạnh mẽ, thực sự tư do, nhằm tái tạo những tế bào hỏng hóc mà Tây y gọi là phương pháp tế bào gốc.
Khi cơ thể dừng lại hẳn, hơi thở dừng lại, tim, mạch đều dừng, nghỉ, tất cả những uế trược, lậu hoặc như rỉ sét, như rêu mốc trên từng màng tế bào lần lượt bị kiềm hoá, từng phần oxy hoá chuyển hoá, bài tiết ra. Hành trình bài tiết mạnh mẽ, quyết liệt diễn ra đó là hành trình của trí huệ vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Bạn có thể hình dung một hành giả U70 như tôi da bắt đầu khô sạm nhưng không, khi ấy da mặt nhờn nhợt mồ hôi dầu như thiếu niên dậy thì.
Vì vậy mà sau Tứ thiền người ta gọi là tâm vô lậu mà thực chất là khi ấy cả thân tâm vô lậu. Cái tâm tự phụ, bách chiến bách thắng làm chủ tất cả sinh-già-bệnh-chết thực sự bất lực khi người bạn đồng hành bạc nhược, liệt tuệ, không nắm vững tri kiến. Phương pháp tuyệt thực của nhiều pháp môn, với toàn bộ những bùi nhùi, uế tạp trên bộ máy tiêu hoá, trên thành ruột được dịp tống ra, xả sạch là phương pháp tìm kiếm sự cân bằng, sự hoàn hảo sau 7 ngày để rồi…lặp lại như cũ trong thọ dụng (thân) trong nói năng( khẩu) trong tư duy (ý).
Nói tâm làm chủ bởi tâm là nghiệp, nghiệp là tâm, nó tạo nên tất cả, chứ không phải nói đến cái quyền lực khuynh đảo của nó, cái quyền lực của một chủ nhân ông không thể kéo một người bệnh tật, u mê, liệt tuệ ra vùng sáng. Chính sự vô minh là hệ luỵ này. Tứ thiền là toàn bộ hệ thần kinh được thay đổi hoàn thiện từ đây, từ cái sắc, vì vậy mà thiền của Đức Phật được gọi là Thiền hữu sắc, hợp nhất (Sắc -Vô sắc) chứ không phải thoát ly, không phải ý chí (vô sắc). Là sự trùng khít của hai hình vuông có cạnh bằng nhau, hai hình tròn có cùng bán kính. Các bạn thích nghe chuyện “với tay sờ chạm mặt trăng” thích nghe chuyện “một thân hóa nhiều thân, nhiều thân hoá một thân” hay chuyện “độn thổ, thăng thiên” tôi sẽ hầu chuyện khi có dịp.
“..Nếu bạn gia nhập thiền chữa bệnh thì ngay giai đoạn thử thách đầu tiên bạn sẽ cảm nhận sự nghẽn tắt dòng chảy năng lượng bằng sự ngứa ngáy, như kiến bò trên mặt, đau buốt ở đâu đó, nhất là trên khu vực thần kinh toạ, thậm chí nước mắt, nước mũi, mồ hôi vả ra như tắm. Dòng chảy năng lượng khiến bạn có cảm giác như ai bẻ chân, bẻ tay bạn, đau buốt…bạn đang quán thân trên thân để khắc phục tham ưu…Những tham ưu cần khắc phục ấy chính là uế trược, là nghẽn tắt cần giải quyết đẩy ra khỏi cơ thể để có một sắc thân thanh tịnh. Khi đã vào sơ thiền, bạn sẽ ít cảm nhận những nghẽn tắt vì nó bắt đầu vào giai đoạn của sự tế vi, khó thấy hơn. Nhưng giai đoạn quyết định để nhập tứ thiền thì mọi thứ lại bắt đầu rõ ràng bởi sức sống cuối cùng trước khi bị nhiếp phục của thọ, của xúc, của tưởng. Những cảm giác tế vi mà ngoài bạn không ai có thể “thấy”, nhưng với bạn lại rõ mồn một từ các đầu chi, từ bàn tay, bàn chân, các đầu mút của 12 đường kinh mạch. Vì sao, vì đó là giai đoạn rốt ráo đoạn diệt tất cả lậu hoặc sâu thẳm bên trong tưởng ấm, tưởng lực, trong hành uẩn, trong các thọ…
Tôi muốn nói chi tiết hơn nhưng sẽ là đa ngôn, sẽ đầy lý thuyết. Bạn đọc hãy xem đây là mồi lửa đầu tiên, đem về mà thắp lên ngọn đuốc âm u, tăm tối. Tôi tin nếu thử đặt ra câu hỏi vui “Mục đích của Đức Thế Tôn trong hành trì tu tập Thiền định là gì” sẽ có hàng trăm, hàng ngàn câu trả lời nhưng chắc chắn tìm ra câu trả lời đơn giản nhất, chuẩn xác nhất cũng hơi hiếm đấy…”
Đó là một phần trong bài “Quy luật của muôn đời 8”. Câu trả lời ngắn gọn nhất “Đó là giải thoát” mà giải thoát tất nhiên là cho cả thân và tâm. Nó không phải là sự thoát ly đơn lẻ mà là sự hợp nhất để cùng giải thoát. Tâm không thể thoát ly một mình được mà muốn lôi cổ bạn đồng hành, muốn cưỡng bức, muốn luôn là người chiến thắng sinh tử, con người bách chiến bách thắng (có lẽ) chỉ duy nhất Trưởng lão là trường hợp cá biệt và cũng là cái “thuận duyên” định mệnh. Và đây chính là câu trả lời đơn giản nhất, xúc tích nhất “Vì sao đến giờ vẫn chưa có một A-la-hán để kế tục sự nghiệp chấn hưng chánh pháp”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm