Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/03/2024, 18:30 PM

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Trong bài “Bài toán có hai nghiệm” tác giả Xuân Việt đưa ra hai nhận định: 

“..1. A-la-hán không thể sai: Như vậy Thầy Thông Lạc chưa chứng đắc, 2. A-la-hán cũng có thể sai: Vậy Thầy Thông Lạc là A-la-hán. Rất đơn giản…”

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy. 

“…người dẫn dắt trên con đường đạo. Người thầy dẫn dắt, bậc thiện tri thức đúng ra phải là bậc A-la-hán, là người đã tống xuất hết lậu hoặc, một trạng thái vô lậu (cả thân và tâm - Đòi hỏi về tâm vô lậu thực ra là quá đáng đối với những người chỉ được phước hữu lậu )…”. 

Với tôi, A-la-hán có thể sai bởi A-la-hán không thoát khỏi nhân quả. Và tôi đồng tình với mệnh đề 2 của Xuân Việt.

Hàng loạt những thẩm nghiệm trong quá trình nghiên cứu soạn thảo “Những lời gốc Phật dạy” (4 tập) Trưởng lão đã cho thấy sự tinh tường trong phát hiện giáo pháp Đức Phật. Tuy đôi chỗ sai lệch (điển hình là xác định các pháp tu tập), nhưng đa phần rất chuẩn xác. Có thể nói, đó là những chìa khoá để mở cánh cửa vào đạo cho tất cả mọi người. Đáng tiếc, khi triển khai, dạy đạo như đã nói ban đầu, hành trình nhân quả của Trưởng lão đã chuyển dịch, biến đổi nên lệch hướng.

05

Bát chánh đạo là một sự lệch hướng ấy. 

Đức Phật đưa ra Bát Chánh đạo trong 37 phẩm trợ đạo nhằm hướng đệ tử vào một hệ qui chiếu, định hướng, điều chỉnh, phản tỉnh…để có chánh tư duy, chánh kiến từ đó tạo sinh chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Toàn bộ 37 phẩm đều có tính chất như thế. Chẳng có cái nào có quyền năng chi phối, chẳng có cái nào là công thức để áp dụng. Tứ thần túc và Thất giác chi cũng vậy, vô tình lại biến thành thứ quyền năng vô song. Ở các trú xứ, tu viện họ truyền nhau về “thần túc, lục thông” quyền năng vô hạn của Trưởng lão.   

Rút Bát chánh đạo làm chất tăng trưởng để xới xốp gieo ươm A-la-hán Trưởng lão đã làm chuyện “điên rồ” biến đổi, cải tạo cả giáo trình 37 phẩm của Đức Phật. A-la-hán chưa bao giờ được gieo ươm “đại trà” như thế, kể cả thời Đức Phật. Chính vì vậy mà Đức Phật đã phải sát hạch 1250 Tỳ kheo để chỉ đưa 500 Tỳ kheo vào Tăng đoàn rồi từ đó triền khai giáo trình “Hãy thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo”, “Hãy nương vào chính mình, không nương vào gì khác”.

Tôi không muốn những lời chân thành này chạm đến thần tượng (Nhập thất 3) nên lần nữa nhắc lại, Trưỡng lão đã giúp tôi tiếp cận chánh Pháp, nhưng không có lý do gì khiến tôi để chánh Pháp tiếp tục bị lam lấp, che mờ vì những sai lầm nhân quả, vì lợi dụng, vì tham dục, vì danh, lợi...Tôi thực sự lấy làm tiếc vì một A-la-hán hiếm hoi xuất hiện đã không phát huy giữa thời mạt pháp.

Trong “Nhập thất 1” về con đường thiền định của Đức Phật, tôi có nhận định: “… Có một nghiệm xét khá lý thú, trong Nguyên thuỷ, “Thất” là nơi để sống “độc cư” không giao tiếp, trò chuyện. Đã sống độc cư thì hạn chế nói-nghe-tư duy. Nói ít, dành thời gian để nghe. Nghe ít dành thời gian để tư duy. Và như vậy, tư duy đúng ra là điều đặc biệt được xiển dương, khuyến khích, được lưu tâm. Vì chỉ có dành thời gian để tư duy, bạn mới hy vọng có chánh tư duy. Lắng nghe, suy xét, phản tỉnh…hành trì Tứ chánh cần: Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Và chánh tư duy là hoạt động thường xuyên, liên tục, ngay cả đối với bậc thánh tăng (đã tu xong), nếu thiếu nó, thì sự lầm chấp, ngộ nhận thiện ác xảy ra là điều tự nhiên, là qui luật…nhân quả, là không tránh khỏi! Nó- chánh tư duy, không bao giờ là một công thức có sẵn. Nó cũng là định vô lậu, là nền tảng tạo nên chánh kiến, bổ sung, tương tác: Có chánh kiến thì phát triển chánh tư duy, có tư duy thì phát triển chánh kiến. Và từ đây mới sinh ra chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định…”

Lấy Bát chánh đạo để thay đổi tất cả con đường thiền định của Đức Phật từ “diệt pháp thiền, triệt tiêu ngồi thiền như con cóc”, “thay thần quyền bằng thần quyền” tức báng bổ sự tôn sùng thần quyền bằng lòng tin chân chánh (1) và (10) để rồi chính Ngài lại thở than: "…mọi việc xảy ra tại Chơn Như này đều là do phước của chúng sanh chưa đủ…”. Mà suy cho cùng cũng có thể,  chính vì phước chúng sanh chưa đủ mới có một A-la-hán kém cỏi, sai lầm.             

Nếu Bát chánh đạo được xem là phẩm trợ đạo là hệ qui chiếu như 29 phẩm còn lại (7 mục lục tay trái) thì Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần cũng vậy không bị xáo trộn không bị phá vỡ trong xác định các pháp tu tập và Tăng nhất a-hàm (tập 3) được dụng đúng chỗ, không bị ném bỏ mà tôi đã nhặt được nay muốn đem dâng lên trang thờ Trưởng lão cùng với Bát thành đó là 2 bộ kinh chìa khoá cho tất cả mọi hành giả trên đường tu tập, học Phật.

Sau “Nhập thất 3" với 3 pháp đoạn trừ lậu hoặc, giúp người mới sơ cơ am tường những căn bản giáo lý, không phải choáng ngợp với một rừng giáo lý, kinh sách thì bước kế tiếp là Tăng nhất a-hàm (tập 3) nơi mà Đức Phật triển khai tóm tắt con đường thiền định.

Đọc hết "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" bạn mới có một khái lược để bắt đầu theo loạt bài Nhập thất để từ đây bám theo các pháp một cách căn bản. Tăng nhất A hàm gồm 7 câu, 4 câu đầu chính là pháp vào sơ thiền. 

1. Nhất tâm là định: tức là thiền định, là hợp nhất thân tâm để thân định trên tâm, tâm định trên thân. Bởi lẽ con người luôn trong tình trạng bất xứng với sự chia cắt, phân định ngũ dục lạc. 

Muốn có nhất tâm, điều trước tiên bạn phải thông thuộc 3 pháp đoạn trừ (phòng hộ các căn, tiết độ ăn uống, chú tâm tỉnh giác). Trong đó mấu chốt là tiết độ ăn uống với sự nghiêm ngặt “ăn chay ngày một bữa”. Chỉ có phương pháp đó thay đổi cơ thể, thay đổi thể trạng, sinh lý. Ít nhất, đến 1 hay vài năm sau thì chẳng còn bệnh tật, chẳng còn phiền não. Để cho giáo thuyết dễ thuyết phục, lôi kéo được nhiều người nhẹ dạ thì việc đưa ra giáo pháp phải nhẹ nhàng, không quá khó. Vì vậy, ngay từ đầu “dựng lại chánh pháp” luôn pha trộn “lẽ đời với lý đao” để rồi sau đó lại than phiền tình trạng “phá độc cư”, tình trạng “ăn phi thời”. Cái ranh giới đời đạo là ở chỗ “ăn chay ngày một bữa”.  

2. Bốn niệm xứ là định tưởng;

3. Bốn tinh cần là định tư cụ;

4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.

Đó là 4 câu xác định pháp cơ bản để vào con đường thiền định. Trong đó cả hai Tứ chánh cần, Tứ niệm xứ là hai pháp như song kiếm hợp bích giúp cho việc nhất tâm: Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy. Nhuần nhuyễn các pháp này, bạn đã vượt qua được bệnh tật, vượt qua được phiền não thô phù, bạn đã vào sơ thiền, điều mà các trú xứ, tu viện đang triẻn khai một cách mù mờ, hoang tưởng, không xác định bằng đủ các loại định, đủ các kiểu tá. Cứ u u minh minh, cứ lầm lầm, lì lì “phòng hộ các căn”….

5. Thở vô và thở ra là thân hành.

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7. Tưởng thọ là tâm hành.

Hãy hình dung bạn đã an trú ở sơ thiền (4 câu đầu) tức bạn đang trong quá trình hành trì để đạt nhị và tam thiền (Tịnh chỉ tầm tứ - nhập nhị thiền; Tịnh chỉ mộng tưởng, các xúc tưởng hỉ lạc- nhập tam thiền) đó là giai đoạn được xem như “cho tay vào túi áo” nó đơn giản, không dụng công. Đó là giai đoạn miệt mài đem các pháp: thở vô, thở ra (thân hành), tầm tứ (khẩu hành), tưởng thọ (tâm hành) v.v…cho đến khi con ngựa thuần thục, thân cây đã khô nhựa được đặt trên đất khô. Đó là giai đoạn cuối cùng thay cho bước một: Ăn chay ngày một bữa là bước hai nhập thất:  Nếu bạn đủ lực bạn sẽ trải qua 7 ngày đêm tịnh chỉ thọ thực hoàn toàn. Khi không thọ thực, bạn đã đi đến tận cùng cái ranh giới của đối kháng và hợp nhất, trong âm có dương, trong dương có âm, sự đối xứng và triệt tiêu, sự tương hợp và tương khắc…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tới chùa nhặt bình an

Góc nhìn Phật tử 16:21 05/11/2024

Một sáng cuối thu, tôi đón chuyến xe sớm nhất rời thành phố để về ngôi chùa nhỏ nằm trên ngọn đồi xanh. Đã lâu rồi tôi không về chùa, không phải vì không muốn, mà vì cuộc sống cứ thế cuốn tôi đi, bận bịu với những lo toan không hồi kết.

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Xem thêm