Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 15/04/2024, 17:00 PM

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Trong bài “Vượt qua chính mình” tôi có nêu lên những vấn đề cụ thể về cơ chế tâm linh và cách mà những hành giả đã “ứng xử” với cơn đau ra sao.

Nhiều pháp môn Thiền trị bệnh đã gây tiếng vang về hiệu năng chữa trị bệnh của Thiền nhờ vào phương pháp “luyện thép”. Ở Trường Sinh Học, ngay từ tuần lễ đầu tiên, người bệnh đã tập “ định” đến 60 phút. Cái kỷ lục mà tất cả các phái thiền không bao giờ có. Nhưng để thực hiện điều này thiền chữa bệnh vẫn chưa hề có hiểu biết đầy đủ để phát huy đó là thiền là sự động dụng cả hai: Thân và tâm. Sẽ có sự tranh cãi bất tận giữa hai phái tưởng và thức tranh nhau trong hành trì thiền định. Nhưng tựu chung tất cả đều sai khi chỉ nói đến tâm nói đến sự điều tâm, hướng tâm (Thiền ý thức) hoặc nói đến sự thành công thu năng lượng, phát năng lượng, điều trị bệnh…(Thiền tưởng, thiền tĩnh tâm vô thức). Tất cả đều sai khi không biết rằng toàn bộ hiệu năng có được của thiền định là kết quả điều thân-điều tâm. 

Điều thân là cực kỳ quan trọng mà chỉ Đức Phật là người chỉ rõ vì đã đi qua thiền tưởng (vô sắc)  rồi từ bỏ nó, từ bỏ hai vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa để cuối cùng tìm ra thiền hữu sắc (Tứ thánh định). Ngài đã đảnh lễ pháp thiền vi diệu với lời tuyên ngôn “Thiên thượng thiên hạ/Duy ngã độc tôn / Nhứt thiết thế gian/ Sanh- Lão- Bệnh- Tử”.

Nhập thất: Đắc đạo, đắc Pháp và đắc quả (14)

279876886_7883939148313323_6819989791110245991_n

Có hai cách dụng tâm trong thiền là ức chế ý thức để tưởng làm chủ trải qua những trạng thái không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tất cả là những trạng thái của tâm của cái vô sắc. Trong khi dụng tâm trong thiền hữu sắc (Tứ thánh định) cũng không khác nhiều, không thực sự đem lại hiệu quả khi chỉ biết lấy ý thức làm chủ đạo, tôn sùng “quyền lực tuyệt đối” của nó, đặt thành khẩu lệnh, đặt thành câu tác ý...Ngay cả từ khi có sự xuất hiện của Trưởng lão Thích Thông Lạc, vị A-la-hán dìu dắt đã có đưa ai đi đến thánh quả chưa? Không hề có.

Đức Phật đã chỉ rõ sau một quá trình trải nghiệm đau đớn, nhọc nhằn suýt chết, đến mức các sa môn hoảng hốt: “Sa môn Gotama chết rồi”. Chúng ta cứ theo lối mòn chỉ biết dụng tâm, lấy tâm điều thân, không biết khai thác Tứ niệm xứ, một trong ba pháp hành mà Đức Phật truyền đạt lại cho hậu thế: Nhất tâm là định/ Tứ niệm xứ là định tưởng/ Tứ chánh cần là định tư cụ/ Sự luyện tập, sự tu tập, tái tu tập các pháp là tu tập định ở đây vậy.

Điều thân một cách ngẫu nhiên, ăn may là Trường Sinh Học (TSH). Chỉ một phần thôi vì chưa biết tân dụng, khai thác hết hiệu suất điều thân từ Tứ niệm xứ, khai thông những nghẽn tắt trên thân bằng tất cả hiệu suất của y học thực dụng. Chính vì sợ sự trà trộn từ pháp môn khác có thể phá hỏng đức tin thiền định.

Trong TSH, các giảng huấn vẫn nhắc nhở học viên rằng TSH chỉ có đôi bàn tay (chỉ việc truyền năng lượng) mọi thứ khác là sự pha tạp, là sự truyền bá tà đạo. Bởi thế mà học viên có những nghẽn tắt nhiều, không tự khai thông được bằng thiền định rơi vào tắt dữ dội hơn, với các biến chứng hệ thần kinh (thần kinh giả), đau nhức dữ dội, choáng váng, nặng đầu v.v…Còn trong Nguyên thủy thì đó là những dấu hiệu của ngũ ấm ma, của ma chướng.

Trong kinh Kinh thánh cầu Đức Phật đã chỉ rõ sự quan trọng bậc nhất trong tu tập thiền định là ba trường hợp đánh lửa trên một thân gỗ. Có trải qua thử thách sống chết mới cho Đức Phật kinh nghiệm quí báu khi chỉ rõ việc đi vào tu tập, rèn luyện đó.

1. Như khúc gỗ đầy nhựa sống đặt trong nước,

2. Khúc gỗ khô đặt trong nước,

3. Khúc gỗ  khô được vớt khỏi nước.

Trải nghiệm 3 dạng người, nhìn rõ 3 dạng người chính là sự kiên trì, tinh tấn cần nắm vững, đó là chìa khoá Nhất tâm, Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần. Đó là tu tập định ở đây vậy. Đó là ứng dụng tốt Tứ niệm xứ. Gạt bỏ Định ngay từ bước đầu tiên vào tu tập chính là cái sai căn bản không thể sửa được của Nguyên thuỷ mà thầy Thông Lạc đã dẫn dắt. Tương tự Đức Phật, sau khi chứng đạo quay lại người thầy cũ, nhưng trong tâm thức Đức Phật đó là nhân giới, còn Trưởng lão thì canh cánh nổi ưu tư phục hưng chánh Pháp. Lý tưởng là động lực (pháp giới) khác nhau hoàn toàn.

Khi hay những người thầy đều ra đi theo qui luật vô thường, Đức Phật vẫn tiếp tục độ cho La Hầu La, độ cho vua Tịnh Phạn, độ Da-du-đa-la, độ cho 500 Tỳ kheo trong Tăng đoàn, thậm chí cả tên sát thủ Angulimala. Nhân quả bắt đầu, nó chính là cái nhân là động lực đã cho ra cái quả của mỗi người và là sự vận hành liên tục nhân quả trong cuộc đời. Đức Phật chỉ chú mục vào lòng thương yêu chúng sinh, chỉ vì số phận chúng sinh.

Nếu chỉ biết thương yêu chúng sinh, có cái nhìn toàn cục sẽ không chịu sự chi phối của pháp giới, không bị cái nhân biên kiến làm lệch sự cảm nhận cần thiết điều hoà thân tâm, chữa trị bệnh tật trong khi hành trì, quán chiếu để giác ngộ. Nếu biết điều hoà cái thân (nhân giới) thì chuyện từ bỏ con đường khắc kỷ, trở lại trung đạo, chính là con đường mà Đức Phật đã đi.

Đức Phật đã cho ta kinh nghiệm hợp nhất là vậy. Cặp đôi tâm linh và thực thể, tinh thần và thể chất, sắc và vô sắc chẳng bao giờ rời xa nhau nửa bước dù cả hai luôn trong tình trạng bất xứng, mỗi người đi theo sự chia chẻ “trách nhiệm” tâm: danh, lợi; thân: thực, thuỳ và chỉ hợp nhất khi cùng chịu sự nhiếp phục của ái dục, chỉ có ái dục, sự thăng hoa xác thịt mới có thể hợp nhất nó. Con đường hợp nhất mà Đức Phật đã tìm ra chính là sự thanh tịnh cả thân và tâm. Là con đường kiên trì, tinh tấn phải được thông qua ly dục, ly ác pháp. Hãy lưu ý tình trạng trộn lẫn hai phạm trù ly dục, ly ác pháp với  thiểu dục tri túc. Sự trộn lẫn này cũng chính là chiêu thức được dùng trong cuộc chiến thị phần... 

Hãy đọc một đoạn trong kinh thánh cầu, sau khi hay cả hai vị thầy đều đã ra đi, Đức Phật tìm đến với 5 anh em Kiều Trần Như.     

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tuần tự đi đến Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm Tỷ-kheo ở. Này các Tỷ-kheo, nhóm năm Tỷ-kheo khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: "Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi". Này các Tỷ-kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm Tỷ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso).

Này các Tỷ-kheo khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"- Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú."

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm Tỷ-kheo nói Ta:

"- Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc Thánh, thì nay làm sao Hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"

Cho đến lúc ấy, mọi người vẫn nghĩ con đường “khắc kỷ diệt dục” một hướng đi thoát ly tìm kiếm con đường giải thoát tâm là đúng đắn. Chưa ai có sự liên tưởng mối liên hệ giữa cơn đau hành thiền và lậu hoặc bên trong mỗi cơ thể người.

Tu tập Tứ thánh định là bước đoạn trừ rốt ráo lậu hoặc vì vậy mà còn có tên gọi khác định vô lậu và điều đó được bắt đầu bằng ly dục. Khái niệm ly dục luôn được nghĩ rằng là hoạt động điều tâm, giúp tâm thanh tịnh, để hướng tâm, để dẫn dắt theo con đường đạo. Ly dục: “Ăn chay ngày một bữa” lại chính là điều thân. Nó không mang ý nghĩa “đạo đức”, không phải chỉ là “thiện căn”, không trừu tượng ý nghĩa của phạm hạnh mà là sự thay đổi toàn bộ hoạt động sinh lý. Chính vì anh chưa phân tích cặn kẽ, coi việc ly dục không khác với thiểu dục, trộn lẫn vàng thau tạo nên ngộ nhận, chỉ xem ly dục là đạo đức, là phạm hạnh mà xuyên suốt 33 năm của Trưởng lão không đem lại kết quả là vậy. 

Ngồi thiền với việc đề cao tư thế kiết già vẫn chỉ là bước kế tiếp, tuỳ tâm, chưa phải là bắt buộc sau những bài tập động công, thể dục để khai thông nghẽn tắt“…tư thế thiền định này được duy trì càng lâu thì càng tốt…”. Trong các pháp hành của Đức Phật vì sao ngoài “Tứ niệm xứ” Đức Phật lại thêm “thân hành niệm”. Chính thân hành mới quyết định cho con đường tu tập chứ không phải tâm hành. 

Trong Thiền xả tâm, Trưởng lão khẳng định lại lần nữa“…Trong thời đại chúng ta nói đến tu thiền thì ai cũng đều hiểu là phải ngồi bán già hay kiết già rồi tập trung gom tâm, giữ tâm không vọng tưởng. Như Tịnh Ðộ Tông trong kinh Di Ðà dạy: “Thất nhật nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Ðà Phật”, tức là bảy ngày đêm niệm Phật A Di Ðà không có niệm vọng tưởng xen vào câu niệm Phật thì khi lâm chung được đức Phật A Di Ðà rước về cõi Cực Lạc Tây phương. Thiền Tông trong kinh Pháp Bảo Ðàn dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền” tức là kiến tánh thành Phật. Trong kinh sách Ðại Thừa Kim Cang dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, có nghĩa là đừng nên trụ tâm vào bất cứ một chỗ nào thì tâm kia là Phật. Pháp An Ban Thủ Ý, Lục Diệu Pháp Môn của các Tổ dạy đều đếm hơi thở hoặc tùy hơi thở ra vô để ức chế tâm không cho vọng tưởng xen vào…”

Chính vì một thời trải qua môi trường thiền thoát ly, cách mà các hành giả xem việc Thiền định là giải thoát tâm, là điều tâm vượt thoát đời sống tham dục, uế nhiễm, những tạp niệm đan xen…Chưa từng có phái thiền nào quan tâm đến tác dụng biến dịch, thay đổi trên thân, trên thực thể (thân bệnh) mà các phái thiền chữa bệnh khai thác (Trường Sinh Học, Yoga, Vi diệu Pháp Hành Thiền, Dưỡng Sinh Tâm Thể, Nhân Điện…). Chính Trưởng lão đã sa vào biên kiến cứng nhắc, khó thay đổi về con đường thiền định đã đưa Đức Phật đến thành tựu đạo quả. 

Đức Phật cũng đi từ đấy nhưng lại tự tìm ra lối thoát cho chính mình qua sự dung thông thân tâm, không xem nhẹ cái nào. Trong khi định kiến về thiền trong một giai đoạn theo Thiền Đông Độ đã khiến Trưởng Lão mạnh tay tẩy chay Thiền (như đã nói Trưởng Lão là trường hợp cá biệt vì vậy không trải nghiệm giai đoạn nhất tâm) chỉ cho phép tập thiền khi đã xả tâm, khi đã dùng nhiều pháp tác ý ly dục mà ngay pháp Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần là hai pháp mà Đức Phật khuyến tu đi kèm với nhât tâm, Trưởng lão lại điều chuyển, khước từ, rút bỏ.

Cơn đau hành thiền nếu đem đối chiếu với 42 trạng thái thiền định

33. Tâm điều hành thọ ấm là tâm có định lực

34. Tậm có đinh lực là tâm diệt thọ ấm

35. Tâm diệt thọ ấm là tâm điều khiển thức ấm

36. Tâm chủ động điều khiển thức ấm là tâm xả hành ấm

37. Tâm xả hành ấm là tâm nhập Tứ Thiền

38. Tâm nhập Tứ Thiền là tâm xả thức ấm

39. Tâm xả thức ấm là tâm nhu nhuyến dễ sử dụng hướng đến Tam Minh.

Như đã trình bày ngay từ ban đầu con đường tu tập thiền định là sự hợp nhất: chữa bệnh và giác ngộ. Mà nhất tâm chính là khẩu lệnh đầu tiên. Bạn không thể thoát ra khỏi hai phạm trù vì nó là một đôi như sự tồn tại âm với dương, tâm linh và thực thể, tinh thần và thể chất, sắc và vô sắc. Điều hành thọ, diệt thọ, điều khiển thức, xả hành ấm…tịnh chỉ hơi thở chính là qui trình hợp nhất đó, khi mà cả hai trở thành nhu nhuyến, dễ sử dụng, cả hai là hai hình vuông có cạnh bằng nhau, hai hình tròn có cùng bán kính. Sự tương tác, hoà hợp nhất như giữa hai thái cực âm dương, tâm linh và thực thể, tinh thần và thể chất vượt ra ngoài sự khu biệt nhị phân thông thường.

Sự phân chia tách bạch âm dương; thiện ác, tâm linh thực thể là qui luật của vô thường, của thành-trụ-hoại-không mà tất cả vạn hữu tồn tại đều có. Mỗi con người sống, mang báo thân phàm tục đều có cả hai, dục-vô dục, thường-vô thường, tịnh-bất tịnh…chỉ khác nhau tướng trạng dựa vào tỉ lệ của cân bằng từ hỗn tạp, bệnh tật, nhị phân đến hoàn hảo như hai hình vuông có cạnh bằng nhau…Chính ý nghĩa này khi bạn ly dục, ly ác pháp không có nghĩa đoạn dục hoàn toàn mà là tiết chế đến thấp nhất nhu cầu (như trước khi Đức Phật trở về với trung đạo): thực, thuỳ vì vẫn mang thân tứ đại, để dứt trừ lậu hoặc, bệnh tật, phiền não…Nhưng sự nhập nhằng, sự lợi dụng lừa bịp là những chiêu thức trong cuộc chiến thị phần là Tu-Không tu; Đạo- Đời; Ly dục-Thiểu dục để rồi con người lại tiếp tục hụp lặn trong bể luân hồi sinh tử.

Sẽ không bao giờ có một A-la-hán nào nữa đâu các bạn nếu không thay đổi cách  nhận diện thân hành với tâm hành, thoát ly với hợp nhất, chữa bệnh và giác ngộ, thân với tâm…    

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Công đức không thể nghĩ bàn của những ai chỉ đủ lòng tin, lòng thương mến Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 21:31 28/04/2024

Người Bà-la-môn chưa tin hẳn (việc con ông sinh thiên chỉ do kính tin Như Lai, chứ không do công đức nào khác nữa), hỏi lại Thế Tôn:

Vị thuốc cho phiền não

Góc nhìn Phật tử 13:07 28/04/2024

Nỗi buồn hay phiền não là một thuộc tính cảm xúc, là yếu tố gây nên khổ đau của con người. Chuyển hóa phiền não là yếu tố quyết định hàng đầu mà mỗi người cần phải thực hiện.

Nhiếp tâm niệm thần chú Đại bi

Góc nhìn Phật tử 16:02 27/04/2024

Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Dùng thân khẩu ý để niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 15:50 27/04/2024

Thân người khó được lắm thay/ Dùng thân tu tập, chớ đày đọa thân/ Đem thân vô chốn hồng trần/ Để cho Duyên, Nghiệp mãi dần thân đau.

Xem thêm