Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/04/2024, 16:00 PM

Nhập thất: Vi mạch bán dẫn (12)

Muốn hướng thiện, ly dục (tâm lý) phải tương đồng với cái hợp thể thanh tịnh (sinh lý). Khi cơ thể chưa đủ sự thanh tịnh, tương đồng còn đầy dẫy cấu uế, nhiễm trược, tham dục, bệnh tật chưa được thanh lọc tận gốc rễ thì vấn đề nảy sinh đó chính là bệnh trạng...

Trong bài Niết bàn (Những lời gốc Phật dạy tập 1) Trưởng lão đã chuẩn bị một hệ thống hoàn thiện về các cấp học “…Mỗi cấp đều có nhiều lớp học, cuối năm học mỗi lớp đều có thi chuyển lớp. Cuối mỗi cấp đều có thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp của cấp đó. Ví như: Tiểu học có bằng Tiểu học; Trung học có bằng Trung học; Đại học có bằng Đại học:

- Cấp I Giới luât. Khi học hết cấp này (183) trọn vẹn thì được “cấp bằng” nhập lưu (Tu đà hoàn), còn chưa học hết cấp thì tùy ở sự hiểu biết, tu tập và giữ gìn giới luật được nhiều hay ít, ít thì hướng lưu; nhiều thì dự lưu.

- Cấp II Tứ Thánh Định. Tu học hết cấp này trọn vẹn thì mới được “cấp bằng” bất lai, còn chưa trọn vẹn thì chỉ có “chứng chỉ” thất lai (Tư đà hàm) cao hơn một chút nữa thì có “chứng chỉ” nhất lai (A Na Hàm).

- Cấp III Trí Tuệ Tam Minh. Tu học hết cấp này thì tâm vô lậu hoàn toàn được “cấp bằng” Niết bàn (A La Hán).

Trong phần kết bài "Nhập thất: An trú và nhất tâm (11)" tôi đã nhắc lại: “…Cứ lắng nghe Những bức tâm thư của Trưởng lão mới thấy hết những day dứt, trăn trở với con đường đạo đã qui tụ hàng trăm tăng sinh, các bậc tôn túc cùng với biết bao nổ lực của Ngài mà nguyện ước cũng chỉ mới gióng lên hồi chuông về sự sai khác quá nhiều trong giáo thuyết. Nhưng rất may, Trưởng lão còn để lại cả thư viện cho lớp người sau lần mò tìm đến mà tôi là một trong số ấy. Con đường hợp nhất thân với tâm cũng là con đường hợp nhất chữa bệnh và giác ngộ Chúng ta nhắc lại 3 cấp học mà Trưởng lão đã vạch ra để nhân đây xiển dương những nổ lực phi thường của Ngài…”.

Nhập thất: An trú và nhất tâm (11)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vừa giảng dạy, vừa trả lời Phật tử, viết sách, gầy dựng cơ sở tu hành, miệt mài hơn 33 năm chấn hưng Phật giáo mà lại vừa để lại cả thư viện sách 45 bộ - gần 80 cuốn, cả cái thư viện Chơn Như. Bổ đồng mỗi năm Ngài viết hơn 2 cuốn đều đặn như vậy. Thì cái sai sót là điều không tránh khỏi mà trách nhiệm của kẻ hậu bối là không ngại vạch ra những sai sót để tu bổ, hoàn thiện sự nghiệp phục hưng chánh Pháp. Toàn bộ 3 cấp đã là Niết bàn. Khái niệm Niết bàn “là trạng thái diệt tận được tham ái, sân hận và si mê để đạt đến trạng thái bình lặng tuyệt đối” chỉ cần chứng giới luật, là đi trên con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Vậy không phải chứng đạt quả vị A-la-hán mới là Niết bàn, mà chỉ cần trạng thái đã diệt tham ái, sân hận, si mê, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí. Ở đây ta thấy cấp I - Giới luật là hoàn chỉnh, nhưng đến cấp II và III có đôi chỗ lẫn lộn. 

Tu học hết cấp này (qui cấp II vào trọn trong Định Tứ Thánh) thì được “cấp bằng” Bất lai. (tức A-la-hán). Ở đây ta cũng không chắc đó là nhầm lẫn của Trưởng lão mà có thể những người cộng sự đã “nhốt” Tứ thánh định vào Định, trong khi Định là nhị và tam thiền. Nhầm lẫn này giống như mâu thuẫn trong Kinh Bát Thành (KBT) là 4 bậc Tứ thánh định từ thấp đến cao, nhưng lại bị dàn đều cùng Tứ vô lượng tâm nhưng giờ lại khuôn gọn trong Định, trong phần học nâng cao (giai đoạn II) cùng với (2) Tứ niệm xứ (TNX) đã nêu trong  “Xác định các pháp tu tập”. 

Bộ pháp bảo nhất tâm, Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần đã nêu trong (đường vào đạo 2). 

1. Nhất tâm là định.

2. Bốn niệm xứ là định tưởng.

3. Bốn tinh cần là định tư cụ.

4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy

KBT với Tứ thánh định và Tứ vô lượng tâm là toàn bộ lối vào đạo, là công cụ  hành trì. Để rồi, với Tứ vô lượng tâm thì an nhiên, an trú ở giới, tứ thánh định thì khác, tuỳ năng lực tứ thần túc, 7 giác chi và các tố chất khác, anh có thể tiếp tục nhị thiền, tam thiền hay tứ thiền để làm chủ cả sanh-già-bệnh-chết mà 3 mục (5) (6) và (7) là lần lượt thân hành, khẩu hành, tâm (ý) hành mà thân hành là pháp đầu tiên tiếp tục nhiếp phục, hành trì từ nhất tâm (giới) khẩu hành thực hiện (nhị thiền) và tâm hành (tam thiền) - (định) cuối cùng là (tuệ -tứ thiền) là giai đoạn, không chỉ nhiếp tâm thân định trên tâm, tâm định trên thân mà cả hai thật sự là một. Khi cả hai  thực sự là một thì bạn không phải dụng công, nhọc sức cố tác ý tinh chỉ hơi thở để rồi ngũ ấm ma, thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma  như trường hợp TT, như M.T và chẳng còn ai dám thử sức vì không có bậc thiện hữu tri thức bên cạnh, và đó là toàn bộ kinh nghiệm hợp nhất chữa bệnh và giác ngộ của tôi để các bạn chiêm nghiệm trong tu tập, luyện rèn: 

4. Sự luyện tâp, sự tu tập, tái tu tập ở đây là định vậy 

5. Thở vô thở ra là thân hành

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7. Tưởng thọ là tâm hành.

Muốn hướng thiện, ly dục (tâm lý) phải tương đồng với cái hợp thể thanh tịnh (sinh lý). Khi cơ thể chưa đủ sự thanh tịnh, tương đồng còn đầy dẫy cấu uế, nhiễm trược, tham dục, bệnh tật chưa được thanh lọc tận gốc rễ thì vấn đề nảy sinh đó chính là bệnh trạng, sinh ra do ma tưởng nhưng nhiều hành giả lại ghép vào thần kinh giả, ngũ ấm ma, tẩu hoả nhập ma.

Xin nhắc lại đó là sự chưa nhất tâm, không tương thích giữa tâm và sinh lý, giữa thân và tâm, cái dục của tâm chưa hài hoà với hiện thực chuyển biến của thân. Cơn đau hành thiền giải quyết vấn đề đó. Không thể nâng cấp vi mạch một  thiết bị cũ kỹ, hỏng hóc để có một bộ máy hiện đại. Đó là việc làm không tưởng. Kể cả phương pháp tác ý, ám thị lại công kích “ngồi thiền” là tưởng nếu được dụng đúng chỗ thì đó là sự khai thông, lao tác, vận động, thể dục…cũng vậy, cứ bám lấy Tứ chánh cần, thậm chí cả Tứ niệm xứ để rồi điều phục cả thân tâm. 

Hãy đọc Đại kinh Saccaca “…những Sa-môn hay Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôm ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt. Nếu những Tôn giả Sa-môn, hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác…”. 

Tóm lại: Tất cả nhưng trường hợp ngũ ấm ma, thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma, đều rơi vào trường hợp vừa nêu. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đọc sâu, sống sâu - đầu tư cho chiều sâu của tâm thức

Góc nhìn Phật tử 12:36 10/11/2024

Có lẽ với một số người đọc sách chỉ là để giải trí. Nhưng nếu đọc sách để giải trí là xa xỉ với bạn thì chúng ta cũng có thể chuyển sang “đọc sách có mục đích”.

Tu và học

Góc nhìn Phật tử 11:38 10/11/2024

Tu và học luôn song hành với nhau, nhất là đòi hỏi phải có sự nỗ lực siêng năng, không sợ khó, vì có khó mới cố gắng tu học, còn dễ quá thì sinh ra lười biếng.

Lòng biết ơn chảy qua tĩnh lặng

Góc nhìn Phật tử 10:50 10/11/2024

Biết ơn những thử thách trên con đường đạo/ mỗi lần vấp ngã là mỗi lần học cách đứng lên/ những nỗi đau cũng là thầy của con/ dạy con biết rằng hạnh phúc không ở ngoài kia mà từ trong tâm mình...

Truyện ngắn: Những hạt mưa

Góc nhìn Phật tử 09:33 09/11/2024

Sông Hiên chảy từ thượng nguồn núi Phun. Năm nào cũng thế, mùa thu nước sông trong vắt còn mùa đông thì nước đục ngầu. Mưa lũ từ thượng nguồn xối xả, cây cối đua nhau kéo về.

Xem thêm