Nhất định phải hoằng dương Phật pháp
Sự hưng suy của Phật pháp chỉ xem thời đại này có người hoằng dương Phật pháp hay không. Trong điển tích đều có nói, không có người hoằng pháp cũng không ích gì, nhất định phải có người hoằng pháp, cho nên phải chân thật phát đại tâm “xả mình vì người”.
Lời Phật dạy về bản lĩnh hoằng pháp
Chúng ta biết Phật pháp thù thắng không gì bằng, cho nên gọi là “bảo”, là “pháp bảo”. Pháp bảo ở thế gian này, nếu không có người lưu thông thì sẽ chìm mà không thể nổi, người xưa thường nói: “Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân”.
Sự hưng suy của Phật pháp chỉ xem thời đại này có người hoằng dương Phật pháp hay không. Trong điển tích đều có nói, không có người hoằng pháp cũng không ích gì, nhất định phải có người hoằng pháp, cho nên phải chân thật phát đại tâm “xả mình vì người”.
Cái “xả mình” này là hy sinh hưởng thụ vật chất năm dục sáu trần, danh vọng lợi dưỡng của chính mình, cái này phải chân thật có thể buông xả.
Nếu như tham muốn hưởng thụ thế tục, không thể buông xả thì Phật pháp có ở ngay trước mặt bạn, bạn cũng không thể thâm nhập vào được.
Có thể xả mình vì người, cái tâm này chính là tâm Bồ-đề chân thật, đồng tâm đồng nguyện với chư Phật Như Lai, Pháp Thân Đại Sĩ. Không nên sợ chính mình không có năng lực.
Thành thật mà nói, chúng ta không có năng lực, thế nhưng,nếu chúng ta phát tâm chân thành thì sẽ có cảm ứng, chúng ta nương vào sự gia trì của Phật Bồ-tát.
Không có Phật Bồ-tát gia trì, chúng ta ở trong kinh điển một câu, một chữ cũng không nói ra được. Kinh, bạn giảng được tốt, bạn giảng được thâm nhập, bạn giảng được khiến thính chúng pháp hỷ sung mãn, là toàn nương vào tâm chân thành của bạn mà cảm ứng.
Chúng ta mỗi một người cùng nhau học tập, thành tích học tập không giống nhau. Cái không giống nhau này tuyệt đối không phải thông minh trí tuệ.
Có một số người không thông minh trí tuệ trái lại thành tích tốt, còn người thông minh trí tuệ bị đào thải mất, do đây có thể biết thành tích học tập không liên quan với thông minh trí tuệ, mà liên quan với tâm chân thành.
Bạn có mấy phần tâm chân thành, bạn được Phật Bồ-tát gia trì đẳng cấp không như nhau. Chân thành đến tột điểm, bạn liền đạt được gia trì viên mãn.
Chân thành không viên mãn, chính là ở trong Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, Phật đã nói, bạn tu thiện không tệ, ở trong thiện xen tạp bất thiện, khác biệt chính ngay chỗ này.
Cái gì gọi “bất thiện”? Tự tư tự lợi là bất thiện, danh vọng lợi dưỡng là bất thiện, “tham-sân-si-mạn” là bất thiện. Bất thiện không thể xen tạp, những thứ này là bất thiện căn bản, cần phải bạt trừ.
Ngoài ra còn có bất thiện cành ngọn, bất thiện cành ngọn là thường thức của bạn không đủ, hoằng pháp lợi sanh không phải là việc dễ dàng….
Trích trong: PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH Tập 31
Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: năm 2001
Người dịch: Viên Đạt cư sĩ, Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Xiển dương Đạo pháp 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Xiển dương Đạo pháp 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Xiển dương Đạo pháp 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Tu hạnh Đại Thế Chí Bồ-tát
Xiển dương Đạo pháp 11:09 12/10/2024Đại Thế Chí Bồ-tát (chữ Hán: 大勢至菩薩, tiếng Phạn: महास्थामप्राप्त/ Mahāsthāmaprāpta) hay Đắc Đại Thế Bồ-tát (chữ Hán: 得大勢菩薩) là một vị Đại Bồ-tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.
Xem thêm