Nhất tâm niệm Phật (Phần 2)
Trường hợp chứng ngộ giáo pháp niệm Phật có rất nhiều trong lịch sử Phật giáo, bao gồm đủ mọi thành phần tăng và ni, thiện tín nam và nữ. Ưu Đàm Tông Chủ là bằng chứng điển hình trong số chư tăng đã ngộ đạo vãng sanh về Tây phương Cực Lạc.
Quán lý vô thường
Người niệm Phật muốn được vãng sanh Tịnh Độ phải thường nghĩ tất cả sự vật thế gian đều là Vô thường: Có thành tất cả hoại, có sanh tất có tử nếu không chuyên tu Phật pháp, thời chết đây sanh kia, luân chuyển trong tử sanh lục đạo không biết bao giờ được giải thoát. Nay ta có duyên lành được nghe Phật pháp, được tu tịnh nghiệp nên chuyên tâm niệm Phật, khi bỏ thân này sẽ vãng sanh Tịnh Độ vào trong hoa sen báu, thuần hưởng những điều vui thanh tịnh, thoát hẳn sanh tử nhiệm vận chứng quả Bồ đề. Đó chính là công vụ của bậc Đại trượng phu. Khi vừa nhuốm bệnh, liền phủi sạch thân tâm không chút do dự, hướng về Tây phương chuyên tưởng A di đà Phật cùng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí rồi nhất tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật không ngớt tiếng.
Đối với tất cả thế sự không được lo nghĩ đến, không được tham luyến. Nếu tạp niệm móng khởi phải gấp xưng niệm A-di-đà Phật và tha thiết cho được mau vãng sanh về Tịnh Độ. Được như vậy, quyết định vãng sanh. Nếu là mạng số chưa mãn thời tự đặng lành mạnh. Vì nhất tâm niệm Phật có năng lực diệt được vô lượng tội chướng. Cẩn thận chớ sanh lòng lưu luyến thế gian. Thân giả tạm này có còn thời còn, có hết thời hết, chỉ cầu cho được vãng sanh, không chút ngần ngại. Như cởi đồ dơ rách thay y phục sạch lành, vất bỏ thân phàm bước lên Phật địa, còn gì cao quý bằng!
Tín tâm chân thật
Sự tín tâm chân thật tu hành chính là vì muốn vãng sanh Cực Lạc thế giới nên chuyên tâm trì niệm một câu A-di-đà Phật. Chỉ một niệm này là Bổn Sư của mình, chỉ một niệm này là hóa Phật, chỉ một niệm này là mãnh tướng phá địa ngục, chỉ một niệm này là bửu kiếm chém bày tà, chỉ một niệm này là đèn lớn soi tối tăm, chỉ một niệm này là thuyền to chở qua biển khổ, chỉ một niệm này là phương thuốc thần diệu của lương y, chỉ một niệm này là con đường tắt ra khỏi tam giới chỉ một niệm này là bổn tánh Di-đà, chỉ một niệm này là duy tâm Tịnh Độ. Cố gắng làm sao ghi rõ một câu A-di-đà Phật này khẳng nơi lòng chớ cho quên lãng. Niệm niệm thường hiện tiền, niệm niệm chẳng rời tâm. Vô sự cũng niệm như vậy, lúc hữu sự cũng niệm như vậy, an vui cũng niệm như vậy, bịnh khổ cũng niệm như vậy, sống cũng niệm như vậy, chết cũng niệm như vậy. Một niệm rành rành không mê mờ như vậy thời cần gì hỏi thăm người để dò dường về nhà ư !
Sau khi mãn nhiệm việc hoằng pháp, Ngài Ưu Đàm Tông Chủ an tường viên tịch vào năm Chí Thuận nguyên niên.
Kết luận:
Trường hợp chứng ngộ giáo pháp niệm Phật có rất nhiều trong lịch sử Phật giáo, bao gồm đủ mọi thành phần tăng và ni, thiện tín nam và nữ. Ưu Đàm Tông Chủ là bằng chứng điển hình trong số chư tăng đã ngộ đạo vãng sanh về Tây phương Cực Lạc.
Diệu năng đạo lực được dẫn giải như sau: Đây là trường hợp tối ưu do sự khế hợp viên dung của Tự lực ở hành giả niệm Phật và Tha lực ở Phật A-di-đà. Người sơ tâm đã ngộ nhận đáng tiếc là chỉ tin pháp môn niệm Phật có một Tha lực ở Phật A-di-đà, không có Tự lực ở hành giả, cho rằng người niệm Phật chỉ tiêu cực thụ động cầu mong Phật độ. Thực ra người niệm Phật cần phải vận hành Tự lực, tự giác tự độ thì mới tương ưng với sự cứu độ của Phật. Hành giả tâm phàm như người ngã xuống giếng nước sâu, không tự lên được bờ giếng. Phật như người trên bờ sẵn sàng giơ tay cứu. Người ở dưới giếng phải giơ tay lên nắm lấy tay Phật thì mới được cứu thoát. Sự cố gắng giơ tay lên của hành giả để nắm lấy tay Phật, chính là Tự lực tương ưng với Tha lực trong giáo lý Phật học.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm