Thứ tư, 01/09/2021, 12:16 PM

Nhiều nghệ sĩ Việt ra đi vì Covid-19, khán giả tiếc thương

Sau khoảng thời gian 2 năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát khắp thế giới, nhiều nghệ sĩ Việt đã ra đi. Sự vô thường của dịch bệnh đã cướp đi sinh mệnh của họ, để lại niềm tiếc thương trong lòng công chúng.

Danh ca Lệ Thu

Danh ca Lệ Thu

Danh ca Lệ Thu

Đầu năm nay, sau gần 2 tháng điều trị Covid-19, danh ca Lệ Thu đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Orange Coast Memorial, California, hưởng thọ 78 tuổi. 

Danh ca Lệ Thu, tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Bà là một trong những giọng ca lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Nữ danh ca Lệ Thu thể hiện rất thành công nhiều ca khúc của Phạm Duy, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Trường Sa... cũng như nhiều nhạc phẩm tiền chiến, tình khúc 1954-1975 khác.

Danh ca Lệ Thu có thời gian dài hoạt động nghệ thuật ở Sài Gòn trước khi sang Mỹ định cư vào năm 1980. Trước khi qua đời, bà sống ở bang California cùng con gái. Bà vẫn duy trì việc ca hát tại xứ người. Những ca khúc tiêu biểu của Lệ Thu có thể kể đến “Nhìn Những Mùa Thu Đi”, “Nắng Thủy Tinh”, “Xin Còn Gọi Tên Nhau”, “Một Mai Em Đi”, “Nếu Vắng Anh”, “Hương Xưa”, “Bài Không Tên Số 7”.

Họa sỹ Lê Thánh Thư

Họa sỹ Lê Thánh Thư

Họa sỹ Lê Thánh Thư

Vào ngày 15/7 vừa qua, sau khi đi xét nghiệm, họa sĩ Lê Thánh Thư đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Sau đó, ông được đưa vào bệnh viện để chữa trị. Tới sáng ngày 16/7, hoạ sỹ đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 65 trong sự thương tiếc của gia đình và đồng nghiệp.

Họa sĩ Lê Thánh Thư sinh năm 1956 tại Quy Nhơn (Bình Định) nhưng sinh sống tại TP Hồ Chí Minh từ lâu. Trước đây, ông từng là một nhà thơ. Từ năm 1982, bằng con đường tự học, ông rất kiên trì trong việc tiếp cận lĩnh vực hội hoạ cũng như có nhiều khát khao trong việc đổi mới thơ và hội họa.

Lê Thánh Thư đã trở thành một trong những tên tuổi của mỹ thuật Việt Nam. Ông đạt nhiều giải thưởng mỹ thuật lớn, thực hiện 10 cuộc triển lãm cá nhân và nhiều triển lãm nhóm tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tác phẩm của ông thuộc sưu tập tư nhân ở khoảng 20 nước trên thế giới và có mặt ở một số bảo tàng quốc gia tại Việt Nam, Singapore…

Rocker Trung Thành Sago

Rocker Trung Thành Sago

Rocker Trung Thành Sago

Vào ngày 18/7 vừa qua, rocker Trung Thành Sago (tên thật Nguyễn Thái Thành) của ban nhạc SagoMetal đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 65 tại khu cách ly của một bệnh viện dã chiến ở quận Thủ Đức và đã được đưa đi hỏa táng sau đó.

Rocker Trung Thành Sago có bệnh nền cao huyết áp. Hôm 6/7, ông nhập viện vì dương tính với Covid-19.

Sáng ngày 21/7, em trai ông Thành đã tới nhận tro cốt của anh. Lúc đó, gia đình mới chính thức thông báo trên mạng xã hội cho bạn bè gần xa được biết.

Sự ra đi của ông để lại nỗi niềm tiếc thương đối với gia đình, người hâm mộ và bạn bè trong, ngoài nước. Nhiều người bất ngờ khi nghe tin dữ về ông.

Trung Thành Sago là một trong những rocker kỳ cựu của làng rock tại Sài Gòn. Anh bắt đầu chơi rock từ năm 1972 khi còn đi học trường cấp 3. Sau ngày đất nước thống nhất, do hoàn cảnh dù phải nghỉ chơi nhưng khi có điều kiện, Trung Thành Sago lại tìm đến với rock. Anh có nhiều năm gắn bó với cộng đồng nhạc rock tại TP Hồ Chí Minh.

Nghệ sỹ Kim Phượng

Nghệ sĩ Kim Phượng

Nghệ sĩ Kim Phượng

Nghệ sĩ Kim Phượng - thành viên gia tộc tuồng cổ Huỳnh Long - qua đời ở tuổi 66 trưa 25/7, sau một ngày phát hiện nhiễm nCoV. 

Nghệ sĩ Kim Phượng sinh năm 1955. Thuở nhỏ, bà học diễn xuất từ các nghệ sĩ Đinh Bằng Phi, Năm Đồ..., khởi nghiệp là một diễn viên múa với nghệ danh Ngọc Hoa. Sau đó, bà có nhiều vai diễn trên sân khấu tuồng cổ Huỳnh Long. Bà cùng các chị em - nghệ sĩ Bạch Mai, Phượng Nga, Bạch Lan - trở thành bốn cô đào tài năng, góp phần làm nên thương hiệu Huỳnh Long. Thành công của loạt tác phẩm vang bóng một thời ở đoàn, như: Anh hùng bán than, Tình sử A Nàng, Xuân về trên đỉnh Mã Phi, Xử án Phi Giao, Thập tứ nữ anh hào... đều có bóng dáng Kim Phượng.

Sau năm 1975, bà chuyển sang đam mê làm chế tác phục trang, được bà Hai Cố Đô - một nghệ nhân giàu kinh nghiệm - truyền nghề. Bà trở thành nghệ sĩ chuyên cung cấp phục trang, đạo cụ, mũ mão cho các đoàn hát, dự án phim cổ trang - trong đó có phim Ngọn lửa Thăng Long của đạo diễn Lý Huỳnh. Bà kết hôn với ông Tám Anh - một chủ nhiệm hãng phim video cải lương, có ba người con. Sau khi chồng qua đời, suốt 24 năm, bà ở vậy, nuôi các con ăn học thành tài.

Nghệ sĩ ưu tú Khải Hoàn

NSƯT - Nhạc sĩ Khải Hoàn

NSƯT - Nhạc sĩ Khải Hoàn

Rạng sáng ngày 31/7, Nghệ sĩ ưu tú Khải Hoàn đã qua đời ở tuổi 68 tại bệnh viện sau 3 tuần điều trị Covid-19. Sự ra đi đột ngột của Nghệ sĩ ưu tú Khải Hoàn đã để lại niềm đau xót cho nhiều người, đặc biệt là các thế hệ nghệ sĩ sân khấu cải lương.

Cố nhạc sĩ tên đầy đủ là Nguyễn Khải Hoàn, sinh năm 1953 tại Cần Thơ. Ông là một trong những nghệ sĩ gạo cội đã gắn bó với nhiều đoàn cải lương. Nhiều năm nay, nhạc sĩ Khải Hoàn đã hết lòng nâng đỡ nhiều nhạc công như giới thiệu show diễn riêng hoặc tham gia ban nhạc của ông đờn cho các đài phát thanh truyền hình các tỉnh và TPHCM...

Ông cùng một số đồng nghiệp tham gia nhiều đợt biểu diễn từ thiện, tham gia sinh hoạt phong trào đờn ca tài tử. Thời kỳ hoàng kim của sân khấu cải lương, ông hoạt động tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và trở thành đàn chính ở đoàn II cho đến khi về hưu.

Nhiều vở diễn do nhạc sĩ Khải Hoàn làm chỉ huy dàn nhạc đã thành công tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, giành nhiều huy chương vàng, bạc. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2019.

Nghệ sĩ Bạch Mai 

Nghệ sĩ Bạch Mai

Nghệ sĩ Bạch Mai

Vào khuya ngày 25/8, nghệ sĩ cải lương Bạch Mai đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian điều trị bệnh COVID-19 tại bệnh viện. Thông tin bà qua đời khiến làng giải trí không khỏi đau xót. Nhiều nghệ sĩ nghẹn ngào khi giã biệt một ngôi sao gạo cội của làng cải lương Việt Nam. 

Nghệ sĩ Bạch Mai sinh năm 1948. Bà là nghệ sĩ tuồng cổ nổi danh từ thập niên 1960. Bà cùng chồng là nghệ sĩ Đức Lợi là cặp đôi tài danh, được đông đảo khán giả yêu mến qua hàng trăm vai tuồng trên sân khấu Huỳnh Long.

Không chỉ biểu diễn, nghệ sĩ Bạch Mai còn là soạn giả của nhiều vở tuồng nổi tiếng: Giang sơn mỹ nhân, Thập tứ anh hào, Trưng Nữ Vương...

Trong đại dịch COVID-19 này, đại gia tộc Huỳnh Long đã mất đi người con thứ 9 là nghệ sĩ phục trang Kim Phượng, người con thứ 10 nhạc sĩ Thanh Châu và đến bây giờ là nghệ sĩ Bạch Mai. Một tổn thất lớn của gia tộc và khán giả mộ điệu cải lương.

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều nghệ sĩ gạo cội, tài năng, có những đóng góp cho nghệ thuật nước nhà, được công chúng mến mộ ra đi mãi mãi. Và cuộc chiến với dịch bệnh vẫn đang tiếp tục. Có những nghệ sĩ Việt mắc Covid-19 đã vượt qua và hồi phục, có những nghệ sĩ vẫn còn đang phải chiến đấu với dịch bệnh. 

Trong những ngày dịch bệnh bùng phát, nhiều nghệ sĩ đã đến với khán giả theo những cách của mình để xoa dịu đi những nỗi đau. Hơn bao giờ hết, nghệ sĩ và công chúng đều mong dịch bệnh sớm qua, để được gặp lại nhau nơi những thánh đường nghệ thuật...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm