Nhìn đời trong chiếc gương soi
Có lần con đi theo tăng thân Bích Nham đến chùa Hoa Nghiêm để hướng dẫn khoá tu. Ngày đầu tiên, quý thầy và quý sư cô đã đi thăm Washington D.C nhưng con không đi được. Hôm đó, con bị đau nhức trong người nên phải nằm dài trên cái túi ngủ.
Hết giờ này qua giờ khác, con chỉ nhìn vào đôi mắt của mình trong một chiếc gương soi nhỏ. Tất cả những kỉ niệm khi con còn ba, bốn tuổi đã lần lượt trở về và con đã thấy rõ được từng kỉ niệm một. “Ồ, đây là biến cố mình đã đi qua với sự tuyệt vọng, sợ hãi và lo âu”. Con nhận thấy con người chúng ta, dù khi còn là một đứa trẻ đã có những cảm xúc mạnh rất sớm. Dù không gọi tên được những cảm xúc ấy nhưng đứa trẻ vẫn cảm nhận được với tất cả con người của nó.
Cuộc đời là cõi tạm nhưng vô cùng quý giá
Con nằm với chiếc gương như vậy sáu tiếng đồng hồ và nhìn vào cả chuỗi dài cuộc đời với những kỉ niệm lần lượt trôi vào kí ức. Con chỉ buông thư, mỉm cười và nhận diện chúng một cách đơn thuần. Con thú thật, trước khi đi tu, nếu con gợi lên một kỉ niệm của thời thơ ấu thì nó có thể làm con tê liệt cả một tuần. Nhưng khi con nhìn vào cuộc đời mình với hơi thở chánh niệm và toàn thân buông thư như vậy, con đã hiểu trọn vẹn hơn về đời mình, hiểu hơn về những ngọn sóng lên xuống, những thành bại, vui buồn hay hạnh phúc, khổ đau.
Giọt nước mắt trôi lăn qua trăm ngàn muôn kiếp
Sau sáu giờ nhìn lại cuộc đời mình như vậy, con đi tập thể dục hơn một tiếng rưỡi nữa. Khi các sư cô trở về, con cảm thấy mình khoẻ hơn và vui vẻ ngồi chơi với các sư chị, sư em. Sự tu học cho con một thứ quyền lực để nhìn lại đời mình một cách trọn vẹn mà tài sắc và danh vọng không thể nào mang đến được. Năng lượng của niệm, định và tuệ cho con khả năng nhìn lại cuộc đời mình, có được sự chấp nhận, sự bình an đối với những gì đã, đang và sẽ xảy ra.
(Trích từ sách Áo vách núi của Sư cô Chân Đẳng Nghiêm)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm