Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/03/2023, 08:15 AM

Nhìn người để hiểu mình

Trên đời, hiếm ai nhìn thấu được lòng người, cũng khó có ai che giấu được tâm tính. Thời gian sẽ giúp chúng ta nhìn rõ từng người, thông qua những hành động trong vô thức, của người đối diện, nhất là ba điểm căn bản này.

1. Cách đối xử với cha mẹ

Muốn biết một người có thể qua lại được hay không, từ thái độ đối xử với cha mẹ của họ, có thể nhìn thấy được ít nhiều. Kẻ mà đến cha mẹ sanh ra cũng không có lòng tri ân, lại kêu réo sai khiển này nọ, ngay cả sự tôn trọng người lớn cũng không có, tính cách như vậy, sao có thể tôn trọng bạn? Ngược lại, người có lòng nhẫn nại, hiếu thuận với cha mẹ, tôn trọng người lớn tuổi, đa phần đều đáng tin, hãy an tâm kết giao.

2. Cách lựa chọn khi có lợi ích

Rất nhiều khi, lợi ích có thể dùng để khảo nghiệm mối quan hệ của mình với ai đó. Có một số người, ngày thường gọi bạn là anh em huynh đệ, khi lợi ích xuất hiện liền thay đổi thái độ. Nhưng cũng có người không tham những món lợi không thuộc về họ, thà chịu thiệt thòi còn hơn tranh giành với người khác. Hãy chọn nhóm người thứ hai để kết giao thâm tình, và tránh xa kẻ bị lợi ích điều khiển, làm nô lệ cho đồng tiền.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Thái độ khi xảy ra chuyện

Muốn biết cấp độ chân thành của một người, đừng chỉ nghe lời nói, hãy quan sát cách họ tiếp xúc với người khác. Nhiều người hứa hẹn sẽ đối xử tốt với bạn, nhưng khi có việc thì tìm mãi không ra. Người như vậy, được mấy phần thật lòng!? Sống chân thành tình nghĩa thì dù mưa to gió lớn có kéo đến, cũng không tùy tiện bỏ bạn rời đi, mà sẽ cùng nhau nghĩ cách giải quyết, truyền thêm năng lượng, làm chỗ tựa nương. Một mối quan hệ tốt, trong bất kỳ tình huống nào cũng sẽ không thay đổi, lỡ gặp hoạn nạn càng nhìn thấy chân tình.

Mọi việc trên đời, khởi nguồn từ tâm niệm. Trong lòng có vấn đề thì nhìn đâu cũng không ổn; để tâm tình thênh thang, mọi sự mới nhẹ nhàng!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hạnh phúc là sự yên bình trong lòng

Sống an vui 10:30 17/05/2024

Dưới bầu trời rộng lớn, ta cảm nhận được sự tự do và thanh thản. Đôi khi, chỉ cần đứng dưới bóng cây, nhìn những đám mây trôi qua, ta đã cảm thấy nhẹ nhàng và tự do như chim bay trên bầu trời xanh thẳm.

Từ bỏ tham dục

Sống an vui 07:20 17/05/2024

Bài kệ 199: “Quả thật là một điều an lạc nếu ta sống không tham dục. Ở trong môi trường tham dục và giữa những người tham dục, ta sống không tham dục”.

Muốn ít và biết đủ để sống an yên

Sống an vui 10:30 16/05/2024

Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Không chỉ riêng người xuất gia mới thực hành hạnh muốn ít và biết đủ mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện điều này. Vì thiểu dục tri túc chính là nguồn gốc của thiện pháp.

Một trong những biểu hiện của người trí đó là biết im lặng đúng lúc

Sống an vui 08:52 16/05/2024

Người xưa có câu rằng: “Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!”. Trong cuộc đời, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng ngàn lời nói chi bằng không nói lời nào.

Xem thêm