Nhớ Phật để tinh tấn hơn
Thời gian phải trải để tu tập vun bồi các ba-la-mật (P. pārami), thành tựu được quả vị là 4 a-tăng-kỳ và 100 nghìn đại kiếp. Nếu chịu khó tìm hiểu, thì đây quả là một con số rất rất dài, rất rất lâu, khó thể suy tư mà nắm bắt được.
Một vị Phật Chánh Đẳng Giác ra đời đồng nghĩa với việc “đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và nhân loại”. Trong vô lượng a-tăng-kỳ (P. Asaṃkhyeya) mới có một vị Phật Chánh Đẳng Giác ra đời. Từ lúc quỳ dưới chân đức Phật Nhiên Đăng (P. Dīpaṅkarā), Bà-la-môn Thiện Huệ (P. Sumedha) đã được thọ ký tương lai sẽ thành một vị Chánh Đẳng Giác với danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni (hay còn gọi là đức Phật Gotama). Thời gian phải trải để tu tập vun bồi các ba-la-mật (P. pārami), thành tựu được quả vị là 4 a-tăng-kỳ và 100 nghìn đại kiếp. Nếu chịu khó tìm hiểu, thì đây quả là một con số rất rất dài, rất rất lâu, khó thể suy tư mà nắm bắt được.
Đôi khi, hành tinh của chúng ta đang sống cũng đã trải qua những thời kì lên đến một a-tăng-kỳ đại kiếp mà không có một vị Phật nào ra đời. Từ điểm này, chúng ta hiểu thêm rằng cơ hội làm người cũng thật là khó. Trong tác phẩm “Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt”, tác giả có diễn tả lại đoạn kinh Hiền Ngu (P.Bālapaṇḍita suttaṃ) thuộc Trung bộ kinh như sau:
“Tất cả loại chúng sanh này muốn trở lại được thân người thì thật là khó thay, hi hữu thay! Ví như có người quăng xuống biển một tấm ván có khoét một lỗ tròn ở giữa. Tấm ván này sẽ bị sóng đánh, trôi giạt về mọi hướng bất định. Có một con rùa mù, hễ một trăm năm thì nó trồi đầu lên mặt nước một lần. Ôi! Thật là khó khăn làm sao, hi hữu làm sao, khi con rùa mù kia lúc trồi đầu lên lại lọt được vào cái lỗ khoét tròn ấy, có phải vậy không, này đại chúng?
- Đúng vậy, bạch đức Thế Tôn! Có thể với thời gian rất lâu dài không tính đếm được!
- Đúng vậy mà cũng không phải vậy! – Đức Phật mỉm cười – Con rùa kia dù với thời gian lâu xa mới thò đầu được vào cái lỗ khoét tròn, nhưng việc ấy thật là quá mau, quá nhanh so với thời gian những chúng sanh đã trót rơi đọa vào ác xứ, khổ xứ, địa ngục mà muốn được trở lại thân người! Trở lại thân người còn khó khăn hơn thế nhiều”.
Đức Phật ra đời là khó. Giáo pháp xuất hiện là khó. Được làm người cũng khó tương tự, vậy khi được thân người rồi, chúng ta có nên quí trọng cơ hội này để học hỏi và thực hành giáo pháp không?
Được làm người mà chúng ta rơi vào những tư tưởng sai lầm, học thuyết sai lầm, tin chấp sai lầm thì làm sao mà có được an lạc, hạnh phúc, thoát khổ? Chưa kể, vì một ác nghiệp nào đó, ta có thể bị khuyết tật về thân thể hoặc ngu si, cuồng loạn tâm trí, thì chuyện tu hành là viển vông và xa vời.
Cho nên, thật sự mà nói, chúng ta không có nhiều thời gian để chăm chút cho những thứ vô bổ dễ đưa đến sa đọa. Buông lung sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) trong trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) hay trong các dục (tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn ngon, ngủ kĩ) là chúng ta đang từng bước gửi những ác bất thiện pháp vào ngân hàng nhân quả.
Ý thức đời sống đang rơi vào tình trạng cấp bách thì mới “đề pa” được việc tu tập chuyển hóa. Ngay khi chúng ta nhớ đến đức Phật và giáo pháp của Ngài là đang gieo vào tâm thức hạt giống thiện lành, làm nhân duyên cho an lạc, giác ngộ. Trong bài thơ “Niệm Phật noi gương Phật” của thầy Chân Tính có đoạn:
“Ý Phật thật tuyệt vời
Như nước đã lọc trong
Tham ái và sân si
Không cách gì quấy đục
Tiền của và lợi danh
Ăn ngon hay ngủ kĩ
Chẳng có một thứ gì
Làm đắm nhiễm được cả
Ta là người học Phật
Ý phải thật giống Ngài
Không vọng tưởng mê say
Chạy theo ngũ dục lạc”.
Sống thanh bần mà sâu sắc trong thiện pháp là điều mà đức Phật mong muốn chúng ta – những người con yêu quý của Ngài thực hành. Ngài dạy rằng:
“Ngài không có am tranh
Ngài không có tổ ấm
Ngài không có ràng buộc
Ngài thoát khỏi hệ phược”.
(Kinh Tương ưng bộ I, chương I Tương ưng chư thiên, phẩm Vườn Hoan Hỷ, phần Am tranh)
Khi những hệ lụy trần gian tạm gác lại, chúng ta mới đủ can đảm mở ra cho mình chân trời rộng lớn hướng đến giải thoát khổ đau.
Nhớ đến chư Phật đã truyền bá giáo pháp trên thế gian và dạy chúng ta biết quý trọng những gì đáng gọi là thiện pháp, cũng là động lực giúp ta tinh tấn. Vì việc làm của chư Phật là “đem đèn sáng vào trong bóng tối”, giúp thế gian rạng tỏ trong đêm trường luân lạc.
Đâu ai mãi hoài muốn mình cứ chìm đắm trong tham, sân, si đúng không?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Xem thêm