Học theo hạnh Phật
Một người, nếu muốn học theo hạnh Phật, trước hết hãy nên quay lại chính mình để thấy rõ thân tâm; nỗ lực chuyển hóa nhằm có được an lạc, hạnh phúc trước khi hướng ra bên ngoài để phụng sự và hoằng pháp.
Học Phật, mấy người có thể buông xả?
Vậy chúng ta cần chuyển hóa những gì? Đó là chuyển hóa phiền não thành Bồ Đề, giảm tham sân si. Mỗi lời nói, hành vi và suy nghĩ của mình sao cho trở nên dễ thương, gần gũi. Vì nếu thân tâm không an lạc, sáng suốt, không có tình thương, sự lắng nghe và hiểu biết thì khó có thể yêu thương đúng nghĩa, khó có thể đạt đến sự chân thật trong việc lợi sinh.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, tập I, phẩm Một Người, phần Như Lai, trang 46, đức Phật dạy: “Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác...”. Thật vậy, đức Phật ra đời mang đến tình thương và sự hiểu biết cho nhân loại, Ngài là tấm gương sáng với muôn ngàn công hạnh cao cả và thánh thiện. Nếu tán dương và học hết những công hạnh của Phật trong một đời này chắc có lẽ hơi quá với mỗi chúng ta, nhưng là một người đệ tử, một người nguyện học theo hạnh của Ngài thì ít nhiều chúng ta vẫn có thể thực hành theo được một trong các hạnh nguyện của Ngài. Vậy chúng tôi xin được nói về một hạnh trong muôn ngàn công hạnh của đức Phật, để một lần nữa cho chúng ta thấy được việc làm của Ngài và cũng là bài học quý báu để bản thân mỗi người ứng dụng và chuyển hóa. Đó là hạnh “Ái ngữ và lắng nghe”.
Theo lời Phật dạy, ái ngữ là những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có tình. Còn lắng nghe là khả năng lắng nghe sâu sắc để có thể hiểu được gốc nguồn từ những điều người kia nói ra.
Lời nói có thể đưa đến hạnh phúc hoặc khổ đau cho người khác, vì thế trước khi nói điều gì, nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, không dùng lời nói của mình để làm khó, khổ, hay làm đau lòng nhau. Chính vì biết được lời nói có thể mang lại hạnh phúc hay khổ đau, chúng ta nên nguyện một đời không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Nguyện không loan truyền những tin mà mình không biết chắc là có thật, không phê bình hay lên án những điều mình không nắm rõ, biết rõ. Nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể. Học theo hạnh Phật, chúng ta nên nói những lời từ ái, nhẹ nhàng, mang lại niềm tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật, có giá trị xây dựng và hiểu biết. Ví dụ khi một sư em hay một người bạn của chúng ta làm không thành công một việc nào đó, thay vì chê bai sư em vô dụng hay là bạn quá tệ, ta có thể nói sư em hãy thử lại lần nữa, chắc sẽ tốt hơn, sư em có thể làm được mà, chỉ do chưa quen thôi. Hay nói bạn làm tốt lắm rồi, chỉ cần làm thêm vài lần nữa thì việc ấy sẽ ổn thôi v.v… Lời nói khéo có thể mang lại niềm tin, hy vọng cho mình và người, còn không lời nói của chúng ta có thể vùi dập, làm tổn thương người khác. Vậy nên, đức Phật thường khuyên hãy chân thật trong lời nói, với tinh thần xây dựng, hiểu biết và thương yêu để tránh làm khổ đau và tổn thương cho cả hai.
Giá trị hiện đại của triết học Phật giáo
Thấy được tầm quan trọng của lời nói, nên Sư Phụ chúng tôi đã làm bài thơ về lời nói để nhắc nhở và dạy chúng như sau:
Miệng ta là đóa hoa sen
Một khi hé nở, một phen thơm lừng
Tiếng ta là gió mùa xuân
Một cơn thổi nhẹ muôn dân mát lòng.
Luôn song hành với ái ngữ là lắng nghe. Nếu nói ái ngữ là Từ, thì lắng nghe lại là Bi. Lời nói có thể mang lại an vui, hạnh phúc, thì lắng nghe có thể giúp cho cuộc đời này bớt đi rất nhiều nỗi khổ. Lắng nghe sâu sắc có thể giúp cho ta hiểu được ngọn ngành nguyên nhân của vấn đề. Bồ tát Quán Âm có hạnh nguyện lắng nghe chính mình và lắng nghe cuộc đời, Ngài là biểu hiện của trái tim biết nghe và biết hiểu. Ngài luôn lắng nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn, không thành kiến, không phán xét, không phản ứng. Ngài nguyện ngồi nghe với tinh thần hiểu và thương, muốn cho cuộc đời thêm vui, bớt khổ. Ngài nguyện ngồi nghe chăm chú để hiểu cả những điều đang được nghe và cả những điều không nói. Chỉ cần lắng nghe chân thành theo lời dạy của Phật thôi, chúng ta cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của cuộc đời này vậy.
Lắng nghe nói tâm người
Để hiểu, để yêu thương
Để ban vui, cứu khổ
Theo hạnh nguyện Quán Âm.
Ba điều lợi lạc khi ứng dụng Phật pháp trong đời sống
Trong cuộc sống, mỗi người nếu biết thực tập hạnh ái ngữ và lắng nghe, biết dừng lại và thấu hiểu, biết đem con mắt và trái tim đi vào cuộc sống để đối đãi với nhau thì cuộc sống này sẽ hạnh phúc hơn. Buổi sáng, nên nguyện nỗ lực mang niềm vui cho người, buổi chiều giúp cho người bớt khổ. Biết lấy hạnh phúc của người làm niềm vui của mình thì chắc chắn trên con đường tu học và phụng sự chúng ta sẽ không mệt mỏi, chán nản. Phải thấy được rằng mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi ánh nhìn và mỗi nụ cười điều có thể mang lại hạnh phúc cho người khác, là một người đệ tử Phật chúng ta phải luôn nhìn lại để phản tỉnh bản thân, thực tập thật tốt hạnh ái ngữ và lắng nghe để mỗi cử chỉ, lời nói, ánh nhìn và mỗi nụ cười là bài pháp không lời, là suối nguồn hạnh phúc ban tặng cho tất cả mọi người. Được như vậy thì mới xứng đáng là người con Phật, mới gọi là học theo hạnh Phật.
> Xem thêm video Dạy con hành động thiện:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm