Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/03/2023, 11:29 AM

Nhóm bạn trẻ ngâm mình dưới dòng sông ô nhiễm để vớt rác

Đều đặn 4 buổi một tuần, nhóm bạn trẻ Hà Nội Xanh cùng nhau dành ra 5-7 tiếng ngâm mình dưới những dòng sông, hồ,... là “điểm đen” ô nhiễm môi trường của thành phố, trục vớt hàng chục kg rác thải.

Nhóm bạn trẻ ngâm mình, dọn rác bên dòng sông Nhuệ. Ảnh: Hương Lê

Nhóm bạn trẻ ngâm mình, dọn rác bên dòng sông Nhuệ. Ảnh: Hương Lê

Điểm hẹn đặc biệt

13h ngày 23.3, dưới cái nắng gay gắt của đầu hè, tại khúc sông Nhuệ chảy qua địa phận thôn Khúc Thủy - xã Cự Khê - huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) - nơi mà dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối, rác thải tràn lan - lại là điểm hẹn đặc biệt của gần 20 bạn trẻ. 

Khúc sông Nhuệ chảy qua thôn Khúc Thủy nước đen kịt, bốc mùi hôi thối, rác thải tràn lan. Ảnh: Hương Lê

Khúc sông Nhuệ chảy qua thôn Khúc Thủy nước đen kịt, bốc mùi hôi thối, rác thải tràn lan. Ảnh: Hương Lê

Họ tới từ những nơi khác nhau, với độ tuổi, công việc khác nhau, có người là nhiếp ảnh gia, có người là nhân viên giao hàng, có người thì là sinh viên..., dù vậy nhưng họ cùng chung chí hướng, đồng lòng đập tan “điểm đen” ô nhiễm trên toàn thành phố.

Đúng giờ, nhóm bạn trẻ tập trung nhận quần áo bảo hộ gồm nhiều vật dụng chuyên dụng như ủng, găng tay, mặt nạ chống độc cùng xẻng, gậy cào...

Trang phục bảo hộ kĩ càng trước khi bắt đầu. Ảnh: Hương Lê

Trang phục bảo hộ kĩ càng trước khi bắt đầu. Ảnh: Hương Lê

Theo anh Nguyễn Tiến Huy (28 tuổi) - Trưởng nhóm Hà Nội Xanh: Nhóm bạn trẻ được chia làm hai đội thực hiện công việc, đội một sẽ trực tiếp lội xuống nước cào, trục vớt rác, đội hai sẽ phân loại rác và vận chuyển lên trên. 

Rác thải sau mỗi buổi sẽ được phân loại và thu gom để vận chuyển đến nơi tập kết rác của thành phố. Ảnh: Hương Lê

Rác thải sau mỗi buổi sẽ được phân loại và thu gom để vận chuyển đến nơi tập kết rác của thành phố. Ảnh: Hương Lê

“Bên dưới lòng sông tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như mảnh sành, kim tiêm, vi khuẩn... dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế đối với những bạn trực tiếp lội xuống sông phải đảm bảo đã được tiêm uốn ván và đã được huấn luyện nghiệp vụ kĩ càng. Khi thực hiện, các bạn hạn chế di chuyển hay dùng tay, thay vào đó là sẽ dùng xẻng, cào,... để kéo vớt rác thải xung quanh mình.” - anh Tiến Huy chia sẻ.

Anh Nguyễn Đức Thắng (33 tuổi, Vĩnh Phúc) bày tỏ: “Tham gia hoạt động tình nguyện dọn rác cùng nhóm đã được 3 tháng, chính bản thân anh cũng rút ra được những bài học, những hiểu biết nhất định cho mình về việc bảo vệ môi trường.

Phía sau anh Thắng là những túi rác chất cao sau gần 2 giờ trục vớt. Ảnh: Hương Lê

Phía sau anh Thắng là những túi rác chất cao sau gần 2 giờ trục vớt. Ảnh: Hương Lê

Hy vọng nhờ những hoạt động như thế này thì trong tương lai sẽ có thêm nhiều người tham gia và mong người dân cũng sẽ nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường”.

Mới chỉ hơn nửa buổi làm việc, nhóm bạn trẻ đã thu gom được gần 30 túi rác, nặng hàng chục kg, buộc chặt trong từng túi nilon để chuyển đến điểm tập kết giao cho công nhân môi trường. 

Cũng theo trưởng nhóm, dự án nhặt rác tại khúc sông Nhuệ chảy qua địa bàn TP Hà Nội khá lớn, đến thời điểm hiện tại mới là buổi thứ 5 dọn rác ở đây. Để có thể hoạt động trải dài thì sẽ mất khoảng ba tháng, chính vì thế rất cần sự phối hợp của người dân trong việc bảo vệ môi trường, tránh để xảy ra tình trạng nay dọn, mai vứt.

Dưới lòng sông có nhiều loại rác thải, phải dùng sức của nhiều anh thanh niên mới kéo lên được. Ảnh: Hương Lê

Dưới lòng sông có nhiều loại rác thải, phải dùng sức của nhiều anh thanh niên mới kéo lên được. Ảnh: Hương Lê

Bà Tạ Thị Hiền (80 tuổi, người dân địa phương) hồ hởi bày tỏ: “Sống 80 năm, trải qua từng khoảnh khắc biến đổi của con sông Nhuệ, khi chưa đô thị hóa thì nước sông Nhuệ trong xanh, nước dùng để tắm, sinh hoạt thường xuyên, 20 năm trở lại đây thì quá ô nhiễm. Tôi thấy các cháu rất ý thức, có những hoạt động ý nghĩa và đáng tuyên duyên với mọi người”.

Chiến binh áo xanh

Xuất phát điểm là nhân viên truyền thông, anh Tiến Huy - Trưởng nhóm hiểu rõ sức mạnh của mạng xã hội. Sẵn lòng yêu môi trường từ thuở bé, sơ khai anh cùng hai thành viên khác bắt đầu các hoạt động dọn rác từ tháng 12.2022.

Nhóm thu hút nhiều bạn trẻ tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Ảnh: Hương Lê

Nhóm thu hút nhiều bạn trẻ tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Ảnh: Hương Lê

Dần dần thông qua các clip nhặt rác được đăng tải trên các nền tảng, nhóm thu hút gần 200 người tham gia. Phần nào tác động đến tâm lý người xem về ý thức bảo vệ môi trường.

Tới nay, Hà Nội Xanh đã thực hiện được nhiều dự án, với hơn 40 buổi vớt rác trên khắp các con sông ô nhiễm như dọc sông Tô Lịch, kênh La Khê, Linh Đàm,… 

“70% thành viên nhóm là người trẻ. Khi tham gia hoạt động nhặt rác như này đòi hỏi các thành viên phải có sức khỏe tốt, tính kiên trì. Không ít trường hợp sau khi tham gia thì bị ốm, bị ngạt mũi do chưa quen. Tuy nhiên các bạn vẫn bám trụ cùng nhau xây dựng nên những hoạt động tốt hơn nữa”, anh Huy nói.

Ông Lưu Hồng Chuyên - Trưởng thôn Khúc Thủy (Thanh Oai - TP Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thật sự khâm phục và xúc động với việc làm của các bạn trẻ. Tổ chức được các hoạt động như này không phải dễ, các bạn phải có lòng yêu môi trường thật sự.

Tôi nghĩ cần nhân rộng hơn những hành động như này, bởi vấn đề ô nhiễm quá là bức xúc, gây ra nhiều bệnh tật, bản thân những người dân sống xung quanh dòng sông này đã chịu nhiều ảnh hưởng”.

Sau ba tháng hoạt động, Hà Nội Xanh nhận về nhiều phản hồi tích cực từ người dân. Nhóm cho biết sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án về môi trường, lan tỏa mạnh mẽ lòng yêu môi trường tới mọi người. 

Nguồn: Báo Lao Động

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm