Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/08/2023, 09:00 AM

Những bài kinh Hiếu Phật tử nên biết

Không phải vô cớ mà đạo Phật được xem là đạo Hiếu. Không những thế, hiếu của Phật giáo lại còn hết sức đặc biệt, vượt lên trên tất cả quan niệm, đạo lý về hiếu của bất kỳ tôn giáo, truyền thống đạo đức nào.

Cách thức báo hiếu của Phật giáo cũng như thế, do đó mang tính phổ biến, gần gũi với số đông trong các nền văn hóa khác nhau.

Điểm độc nhất vô nhị trong đạo Phật là Đức Phật đã nâng vị thế cha mẹ lên ngang bằng với Phật: “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế; gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”. Thậm chí, hình ảnh Đức Phật sụp lạy đống xương bên đường còn cho thấy một hình ảnh sống động, sâu sắc hơn: Tất cả chúng sanh trải qua vô lượng kiếp luân hồi đều từng là cha mẹ của nhau. Hiếu, do đó, không chỉ đóng khung trong ông bà, cha mẹ mà còn rộng ra khắp cả muôn loài.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Quan niệm về hiếu và phương pháp báo hiếu được xem là xuyên suốt, đồng nhất trong nhiều bộ kinh và các truyền thống Phật giáo. Những lời dạy của Phật liên quan đến tri ân và báo ân cha mẹ xuất hiện rải rác trong rất nhiều bản kinh, khó có thể kể hết. Tuy vậy, có nhiều bản và chương kinh nổi tiếng, được xem là “kinh Hiếu”, hầu hết quen thuộc với người Phật tử Việt Nam, và hẳn nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, đời sống và đạo lý của người dân Việt. Đó chính là kinh Vu lan, kinh Báo ân cha mẹ, phẩm Báo ân - kinh Tâm địa quán, Pháp hội Phật thuyết nhập thai tạng - kinh Đại bảo tích, và đặc biệt bản kinh quen thuộc: kinh Địa Tạng.

Trong những bản kinh kể trên, Vu lan và Báo ân cha mẹ được hầu hết các chùa theo truyền thống Bắc truyền tại nước ta trì tụng vào dịp Vu lan - Báo hiếu; bên cạnh đó, một số chùa còn tụng thêm phẩm Báo ân trong kinh Tâm địa quán, bởi nội dung phẩm kinh này rất gần với hai bản kinh trên, được xem là một sự bổ sung cần thiết cho những bài kinh Hiếu.

Riêng kinh Địa Tạng được xem là một bản kinh đặc thù. Kinh này thường được chư Tăng Ni và Phật tử Việt Nam xếp vào loại kinh “siêu độ”, dù nội dung kinh phần nhiều nói về việc hộ trì đất đai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nói riêng cũng như con người nói chung… Bản kinh này đặc biệt nêu lên những tấm gương sáng về hiếu tâm, hiếu hạnh đối với cha mẹ rất đáng để người con Phật noi theo, nhất là khi cha mẹ không may qua đời.

Trong nhiều kinh khác, nếu chúng ta thấy xuất hiện những “hiếu nam”, thì kinh Địa Tạng ca ngợi những “hiếu nữ”. Trong quan niệm của người Nhật, Đức Địa Tạng là một vị Bồ-tát bảo hộ trẻ em, thì dường như Việt Nam ta đề cao hạnh nguyện cứu độ người đã mất của Ngài. Nhưng, bằng một cái nhìn chung, chúng ta thấy Bồ-tát Địa Tạng đang thực hành hạnh hiếu rộng khắp, độ hết thảy chúng sanh, nhất là những chúng sanh chịu khổ trong chốn địa ngục. Do đó, khi nhắc đến những bản kinh Hiếu, không thể không nhắc đến kinh Địa Tạng.

Bên cạnh đó, Đại bảo tích là một bộ kinh lớn, tuy ít được trì tụng tại các chùa, song trong bộ kinh này có một chương nói về quá trình nhập thai và thời gian thai nhi phát triển. Phần này tuy nhấn mạnh về nghiệp và sự khổ của tấm thân ngũ uẩn, tuy nhiên cũng là một khía cạnh khác để chúng ta thấy rõ hơn mối tương quan giữa cha mẹ - con cái.

Nói tóm lại, như lời Phật dạy, muốn làm một người Phật tử chân chính, chúng ta không thể không thực hành hạnh tri ân và báo ân. Và rằng: “Phụng dưỡng cha và mẹ chính là vận may tối thượng” (Kinh Hạnh phúc).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm