Những biểu hiện khác nhau của bản ngã

Thưa Thầy, Bi-Trí-Dũng trong đạo Phật thì Dũng là dám buông bỏ cái ngã và ngã sở chứ không phải là xả thân cho một mục đích lý tưởng cuồng tín nào đó như kiểu “tử vì Đạo”, phải không thưa Thầy?

Trả lời:

Bản ngã có nhiều cấp độ khác nhau mà Đức Phật gọi chung là “Ta, của Ta, tự ngã của Ta”.

Bản ngã con người biến hóa khôn lường và biến đổi thành nhiều loại khác nhau như:

Bản ngã cá nhân,

Bản ngã địa vị,

Bản ngã gia đình,

Bản ngã dòng tộc,

Bản ngã quốc gia,

Bản ngã tôn giáo, tông môn,

Bản ngã chủ nghĩa,

Bản ngã giai cấp…

Những biểu hiện khác nhau của bản ngã  1
Ảnh minh hoạ.

Bản ngã còn ẩn núp dưới nhiều hình thức, thí dụ:

"Tôi đi" là cái Ta ẩn núp trong thân,

"Tôi đau" là ẩn núp dưới hình thức cảm giác,

"Tôi buồn" là ẩn núp trong cảm xúc,

“Tôi giận” là ẩn núp trong thái độ tâm, và

"Nhà Tôi" là bản ngã ẩn núp ở ngoại vật.

Ngoài ra bản ngã còn ẩn núp dưới những chiêu bài cao siêu như muốn làm Phật, làm Bồ Tát để cứu độ chúng sinh nên xả thân vì lý tưởng, trông giống như vô ngã vị tha nhưng thật ra cũng chỉ vì cái ngã ảo tưởng quá lớn mà thôi!

Chỉ vì bản ngã quá lớn nghĩ rằng mình có thể cứu độ chúng sinh mà không biết rằng, mỗi người sinh ra trong cuộc đời này, mục đích là để học bài học giác ngộ chính mình. Giác ngộ chính mình còn chưa xong làm sao cứu độ chúng sinh. 

Thực ra độ chúng sinh trong Đạo Phật ám chỉ “Tự tánh chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” tức là thoát khỏi vô số ý đồ bản ngã trói buộc chính mình chứ không phải cứu độ chúng sinh bên ngoài. 

Không phải dễ dàng phát hiện ra được cái Ta nguy hiểm trừ phi thường biết thận trọng chú tâm quan sát, hay thường trở về trọn vẹn tỉnh thức nơi thực tại thân thọ tâm pháp...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cuộc sống hội tụ bởi nhiều nhân duyên mà thành tựu

Phật giáo thường thức 18:30 02/04/2025

Chúng ta nghĩ rằng, tạo hóa đơn giản là tạo hóa, nhân tình thế thái cũng đã theo một quy luật “nhân quả” nhưng để được thành tựu đều phải có duyên mà thành.

Nghĩa thật từ “chết”

Phật giáo thường thức 15:00 02/04/2025

Sau khi chết sẽ như thế nào vốn là một câu hỏi lớn của con người từ xưa đến nay.

Tại sao nói “thân người khó được” khi dân số thế giới ngày một tăng?

Phật giáo thường thức 14:46 02/04/2025

Hỏi: Con là một người ngoại đạo, tình cờ con đọc sách Phật và thấy câu nói: "thân người khó được...", con thấy tỉ lệ sinh nhiều hơn tỉ lệ chết, dân số thế giới ngày một tăng, vậy tại sao lại nói thân người khó được?

Tạo phước để hồi hướng

Phật giáo thường thức 14:00 02/04/2025

Hỏi: Ba tôi vừa mất được hơn 21 ngày, mỗi tuần thất tôi đều làm cỗ chay dâng cúng và tụng kinh A Di Đà để hồi hướng công đức. Nay tôi phát nguyện tụng kinh Địa Tạng và ăn chay cho đến ngày chung thất để hồi hướng phước đức cho ba, không biết như vậy thì ba tôi có hưởng được chút phước báo nào từ những việc làm của tôi không?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo