Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/07/2020, 10:20 AM

Những điểm then chốt về trì tụng cho người chết

Các Phật tử cần có tinh thần đồng đội, giúp đỡ và chăm lo cho nhau. Giúp trì tụng lời cầu nguyện vào lúc chết chính là sự giúp đỡ cuối cùng và tốt nhất.

Có nên nguyện trả hết nghiệp trước khi vãng sinh?

Ngày nay, một số nhóm Phật tử cũng đang thúc đẩy ý tưởng này và thiết lập những nhóm tiến hành trì tụng riêng biệt. Đó là một sự giúp đỡ hữu ích và cần thiết với tất cả. Chúng ta đều cần phản ứng một cách tích cực với hoạt động này.

Ngày nay, một số nhóm Phật tử cũng đang thúc đẩy ý tưởng này và thiết lập những nhóm tiến hành trì tụng riêng biệt. Đó là một sự giúp đỡ hữu ích và cần thiết với tất cả. Ảnh minh họa.

Ngày nay, một số nhóm Phật tử cũng đang thúc đẩy ý tưởng này và thiết lập những nhóm tiến hành trì tụng riêng biệt. Đó là một sự giúp đỡ hữu ích và cần thiết với tất cả. Ảnh minh họa.

1. Tiểu chuẩn của người trì tụng

Có ba tiêu chuẩn với những người tiến hành trì tụng:

Sự trì tụng cần được tiến hành vì lòng từ và bi chứ không phải để khoe khoang khả năng giao tiếp với Phật A Di Đà, [khả năng] hỗ trợ người đã khuất được tái sinh trong cõi Tịnh độ hay bất kỳ ý định tương tự để chứng minh sự ưu việt của bản thân. Tiến hành sự trì tụng với sự kiêu ngạo hay ý định khoe khoang thì đơn giản là sai lầm. Hơn thế nữa, trong quá trình tang lễ, người ta phải lặp đi lặp lại việc nhắc nhở bản thân phát khởi lòng từ và bi, thậm chí sự phát khởi mang tính tạo tác cũng có thể chấp nhận được bởi thiếu lòng từ và bi, không có cách nào để giúp đỡ người đã khuất tái sinh cát tường. Đây là một điểm rất quan trọng cần lưu ý.

Người ta phải tin tưởng vững chắc rằng cả nghi quỹ và nghi thức được cử hành đều có sức mạnh dẫn dắt người đã khuất đến sự tái sinh cát tường. Nếu không, làm sao mà người đã khuất có thể được lợi lạc từ những hành động này khi mà ngay cả người cử hành vẫn còn các nghi ngờ?

Trong quá trình trì tụng cho người đã mất, người ta cần cầu nguyện với niềm tin thanh tịnh hướng về Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Thích Ca Mâu Ni hay những vị Phật khác để đưa người đã khuất đến cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà. Hãy quán tưởng thần thức của người đã khuất rời khỏi thân thể anh hay cô ấy và nhập vào tim Phật A Di Đà. Hãy chắc chắn tập trung hoàn toàn vào sự quán tưởng từ đầu đến cuối.

Lâm chung cần có điều kiện gì để được vãng sinh?

Các bản văn tuyên bố rõ ràng rằng chúng sinh trong cõi trung gian được phú bẩm sức mạnh diệu kỳ, điều cho phép họ đọc được tâm của những vị cử hành tang lễ. Nếu những người này vô ý vô tứ, thờ ơ, hay tệ hơn, ngập tràn tham, sân và si, chúng sinh trung ấm sẽ hình thành sự thù ghét với họ. Và sự thù ghét đó sẽ khiến cho những chúng sinh trung ấm tái sinh trong cõi địa ngục. Vì vậy, điều quan trọng là có lòng từ và bi khi tiến hành trì tụng cho người chết. Hơn thế nữa, nó cần được tiến hành với sự chú tâm nhiệt thành, không chút giả tạo hay lơ đễnh.

Lý do là thiếu tỉnh thức trong lúc ngồi thiền định không chỉ ảnh hưởng đến sự hành trì của bản thân mà nó còn gây ra tác động tiêu cực với những người khác khi trì tụng cho người chết.

Nếu ba tiêu chuẩn này được đáp ứng thì người ta đủ phẩm tính trở thành thành viên của nhóm trì tụng dẫu cho họ không có bất kỳ công đức nào khác từ sự hành trì Giáo Pháp. Tuy nhiên, nếu ai đó đã vi phạm thệ nguyện gốc và từ chối sám hối trong vòng hơn ba năm, tốt hơn là không tham gia nhóm trì tụng bởi lực tiêu cực đi kèm với việc phá vỡ các thệ nguyện gốc thực sự ảnh hưởng đến người khác ở một mức độ nhất định.

Nếu gia đình đồng ý, hãy đến nhà của người đã khuất để tiến hành trì tụng; nếu không, hãy đưa thân thể đến một ngôi chùa và tiến hành trì tụng ở đó. Ảnh minh họa.

Nếu gia đình đồng ý, hãy đến nhà của người đã khuất để tiến hành trì tụng; nếu không, hãy đưa thân thể đến một ngôi chùa và tiến hành trì tụng ở đó. Ảnh minh họa.

2. Cách thức xử lý thân thể và tài sản của người chết

Nếu gia đình đồng ý, hãy đến nhà của người đã khuất để tiến hành trì tụng; nếu không, hãy đưa thân thể đến một ngôi chùa và tiến hành trì tụng ở đó. Nếu cả hai đều không thể, tốt nhất là rời khỏi thị trấn và đến nơi mà người khác sẽ không bị làm phiền, tìm một ngôi nhà hay phòng thích hợp và chuẩn bị một bàn thờ đơn giản bên trong. Sau khi hoàn thành trì tụng, hãy di chuyển thân thể đi hỏa thiêu.

Tốt hơn là không hỏa thiêu thân thể trong ba ngày đầu tiên. Nếu có thể, các thành viên của nhóm trì tụng có thể luân phiên tụng danh hiệu của chư Phật và Mật chú không gián đoạn trong trọn ba ngày hay càng lâu càng tốt. Hãy đắp chăn đà-ra-ni lên thân thể và đặt những đồ hình khác nhau, thứ đại diện cho đàn tràng của chư Phật, thứ có thể được hỏa thiêu cùng với thân thể.

Nếu người đã khuất đeo mề đay chứa đựng một bản văn Mật điển (Takdrol – giải thoát nhờ đeo), hãy đặt nó lên trên luân xa tim của anh hay cô ấy và hỏa thiêu cùng với thân thể. Hãy đảm bảo không dùng nó cho mục đích cá nhân bởi đó được xem là một hành động sai lầm nghiêm trọng. Các bản văn Dzogchen tuyên bố rõ ràng rằng tất cả những vật bảo vệ được mang theo bởi người đã khuất phải được hỏa thiêu cùng thân thể.

3. Thời điểm tốt nhất để tiến hành trì tụng cho người chết

Khi một người sắp ngừng thở, anh hay cô ấy sẽ thở mạnh ra nhưng không hít vào. Điều này chỉ ra rằng người đó sẽ sớm qua đời và tốt nhất là trao cho anh hay cô ấy một ít thuốc cam lồ gia trì vào lúc này. Nếu người đó vẫn hít vào và thở ra, điều đó nghĩa là cái chết sắp xảy đến, ít nhất là không tức thì. Các bản văn Mật thừa nói rằng khi một người ngừng thở, máu trong động mạch và tĩnh mạch sẽ đi vào mạng mạch. Khi ba giọt máu lần lượt vào tim, người đó sẽ thở ra thật mạnh một lần sau mỗi giọt. Sau đấy, hơi thở sẽ ngừng lại hoàn toàn.

Khuôn mặt của những người bình phàm, vị không tiến hành bất cứ thực hành nào lúc còn sống, sẽ chuyển sang màu xanh xao của cái chết ngay sau khi ngừng thở. Từ thời điểm mà thị giác và thính giác ngừng vận hành đến thời điểm trước khi ngừng thở hoàn toàn là thời gian tốt nhất để trì tụng và tiến hành Phowa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

4. Cách tiến hành trì tụng cho người chết

Khi trì tụng, đừng đứng bên chân của người đã khuất bởi nó sẽ dẫn dắt sự tập trung của người ta xuống phía dưới, điều thường ảnh hưởng đến sự tái sinh theo hướng tiêu cực. Khi một người sắp ngừng thở, chúng ta cần đứng phía đỉnh đầu của người đó, tức là phía Bắc, liên tục kéo tóc ở đỉnh đầu, vỗ nhẹ vào đầu và nói lớn tiếng với người đã khuất, “Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Bi, đang ở trên đỉnh đầu bạn. Hãy thành tâm cầu nguyện đến Ngài. Bạn sắp ra đi rồi. Hãy tập trung mọi sự chú ý vào đỉnh đầu mà từ đó bạn sẽ ra đi”. Nếu một người đã chết từ lâu, tất cả những điều này không còn hữu dụng.

Khi sự trì tụng được tiến hành vì những người không có niềm tin, chúng ta có thể trì tụng danh hiệu của Phật Bảo Kế Thi Khí “Nam Mô Bảo Kế Thi Khí Phật” hay các danh hiệu khác nhau của Phật “Nam Mô Thiện Thệ, Chính Biến Tri, Ứng Cúng … Như Lai Bảo Kế Thi Khí” bởi đại nguyện của Ngài khác với những vị Phật khác. Ngài phát nguyện rằng: Cầu mong mọi chúng sinh nghe được danh hiệu của tôi thoát khỏi ba cõi thấp hơn. Vì thế, trì tụng danh hiệu của Ngài có ý nghĩa đặc biệt.

Bên cạnh đó, trì tụng danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và những vị Phật khác cũng như Mật chú Đại Bi, tâm chú A Súc Bệ Phật và những Mật chú khác thì cực kỳ quan trọng với những vị cận kề cái chết. Những sự trì tụng này chắc chắn sẽ gia trì cho người đã khuất có được sự tái sinh cát tường.

Điều kiện trọng yếu để được vãng sinh cực lạc

Nếu người đã khuất là một hành giả Kim Cương thừa, anh hay cô ấy cần được nhắc như sau, “Này [tên người đó], chẳng mấy chốc, bạn sẽ thấy các đàn tràng của nhiều vị Phật và Bồ Tát cũng như những cảnh tượng đáng sợ, nhưng chúng chẳng phải ma quỷ bên ngoài mà chỉ là những phóng chiếu, những hóa hiện và bản tính của tâm chúng ta, giống như giấc mộng. Đừng sợ hãi. Đừng nhớ mong thế giới này. Bạn cần quán tưởng tất cả những khuôn mặt giận dữ và đáng sợ này là Quán Thế Âm hay Phật A Di Đà; thực sự, chúng là Quán Thế Âm và Phật A Di Đà. Sau đấy, bạn chỉ cần đi theo Quán Thế Âm và Phật A Di Đà đến Tây Phương Tịnh Độ”.

Nếu người lâm chung khá quen thuộc với Tử Thư Tây Tạng, hãy đọc ba kiểu của Những Lời Nguyện Giải Thoát Nhờ Nghe Trong Trạng Thái Trung Gian, điều có sẵn trong Tuệ Quang, tập 7. Đây là bản văn hữu ích và mạnh mẽ nhất để sử dụng vào lúc này. Sau đấy, hãy trì tụng ba hay bảy lần Lời Nguyện Cực Lạc của Tổ Karma Chagme và cuối cùng là Phổ Hiền Hạnh Nguyện.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong đời sống hàng ngày, khi chúng ta thấy trong chợ hay nơi nào đó những con vật sắp bị giết, chúng ta cần cố gắng trì tụng danh hiệu Phật Bảo Kế Thi Khí bên tai chúng và giúp con vật nằm về bên phải, hướng mặt về phía Tây, đầu về phía Bắc. Điều này sẽ đem lại lợi lạc không thể ngờ cho những con vật. Mặc dù người ngoại đạo có thể không hiểu những hành động này, họ ít nhất cũng không xem chúng là gây hại và ngăn cản.

Chúng ta cũng không nên xem tất cả những điều này là vô nghĩa, bởi chúng được thực hành bởi chư đạo sư trong quá khứ, vì thế chắc hẳn có lý do để làm vậy.

Chúng ta cần biết rằng phong tục truyền thống về việc cúng hoa, tắm rửa và mặc quần áo mới cho người chết chỉ cho thấy sự tham luyến cảm xúc của chúng ta với người đã khuất. Thực sự chẳng có ý nghĩa nào bởi vào lúc này, thân thể của người chết, giống như một viên đá hay bùn, không còn có thể cảm thấy gì nữa. Nếu chúng ta muốn trao cho người đã khuất món quà ý nghĩa cuối cùng cho hành trình cuối cùng của họ, đó phải là sự trì tụng, điều đơn giản và dễ tiến hành nhưng lại có lợi lạc lớn lao. Nếu người đã khuất từng thọ nhận kiểu rèn luyện nào đó trong đời và có sự giúp đỡ của các đạo hữu vào thời điểm quan trọng này, họ chắc chắn sẽ có thể tái sinh cát tường. Hãy giữ điều này trong tâm.

Nguyên nhân luân hồi sinh tử?

Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche giảng

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm