Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/05/2020, 12:00 PM

Những lưu ý khi tắm tượng Phật để trọn vẹn công đức

Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện

 > Thông điệp ý nghĩa của Phật đản 2020

Trong lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật bao giờ cũng là phần kéo dài nhất. Đã là Phật tử khi tham dự lễ Phật đản ai cũng đều không muốn bỏ qua thiện duyên được dâng nước tắm Phật. Năng lượng của tâm trong lúc chúng ta không tham lam, giận dữ, ganh ghét, ngã mạn… cộng hưởng với sự gia trì của hàng ngàn lời phát nguyện thành Phật tạo thành một năng lực to lớn khiến nước tắm Phật trở thành nước linh thiêng gội rửa những nhiễm ô của phiền não, tà kiến trong tâm và đánh thức Đức Phật trong mỗi người.

Lễ tắm Phật có nguồn gốc từ sự kiện Đản sinh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm-tỳ-ni. Các bản kinh thuộc truyền thống Nam truyền như kinh Đại bổn (Trường bộ II), kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung bộ III), lời mở đầu của bản chú giải truyện Bổn sinh (Nidānakatha) đều ghi lại rằng, khi hoàng hậu Ma-da đản sinh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và Thái tử.

Trong lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật bao giờ cũng là phần kéo dài nhất.

Trong lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật bao giờ cũng là phần kéo dài nhất.

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Kinh Phổ Diệu ghi rằng, khi Phật đản sinh, trên trời có chín vị rồng phun hai dòng nước nóng lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trỗi nhạc trời chúc mừng Thái tử.

Nghi lễ mang tính biểu tượng như vậy là để nhắc nhở mỗi người đệ tử Phật nhận ra được rằng mỗi chúng ta có một Đức Phật trong lòng. Nhưng Đức Phật ấy bị che lấp bởi vô minh, bởi phiền não tham – sân – si. Trong nghi lễ tắm Phật, điều quan trọng là mỗi người nhận ra Đức Phật trong lòng mình, phát nguyện tịnh trừ tham sân, vô minh, bỏ bớt hận thù để rửa sạch lòng mình, để Đức Phật trong tâm hiển lộ, nhanh chóng thành tựu Phật quả vì lợi ích cho hết thảy hữu tình.

Tắm Phật như thế nào mới đúng?

Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện. Trong Kinh Công đức tắm Phật, khi Thanh Tịnh Tuệ Bồ tát thưa thỉnh rằng chúng sinh ở đời sau cần phải tắm tượng như thế nào, Đức Phật đã dạy như sau:

“Thiện nam tử! Ta đã thuyết giảng Bốn Thánh Đế, Mười Hai Nhân Duyên, và Sáu Độ cho ông. Bây giờ Ta lại vì ông cùng các quốc vương, vương hậu, vương phi, vương tử, đại thần, cung nữ ở hậu cung, trời, rồng, người, và quỷ thần mà chỉ dạy phương pháp tắm tượng. Trong các sự cúng dường, tắm tượng là đệ nhất và vượt hơn việc lấy bảy báu nhiều như cát sông Hằng để bố thí.

Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Khi tắm tượng, hãy lấy các loại hương, như là hương chiên đàn ở Đỉnh núi Ngưu Đầu, hương chiên đàn trắng, hương chiên đàn tím, hương trầm thủy, hương huân lục, hương uất kim, hương long não, hương linh lăng, hương cây hoắc, hay những loại hương quý khác, rồi đặt chúng trên một miếng đá sạch và nghiền ra thành bột. Sau đó, hãy trộn hương bột với nước để làm thành nước hương và đổ vào trong bình sạch.

Lại nữa, hãy lấy đất sạch mà dựng làm Pháp đàn ở một nơi thanh tịnh, hoặc tròn hay vuông, kích cỡ tùy theo hoàn cảnh. Trên đó an trí các đồ vật để tắm, còn tượng Phật thì đặt ở chính giữa. Kế đến, rưới nước hương nóng ấm để tẩy rửa tượng. Rồi tiếp tục rưới nước trong như thế cho đến khi tượng được sạch sẽ và thơm khiết. Nước sử dụng phải là nước sạch, vì như thế sẽ không làm hại côn trùng.

Trong lúc tắm tượng, có thể thấm ướt bàn tay vào nước đã tắm tượng, rồi cho những giọt nước từ hai đầu ngón tay nhỏ xuống ở trên trán của mình. Đây gọi là Nước Cát Tường.

Khi đã tắm tượng xong, hãy lấy một cái khăn mềm mại mà lau tượng cho sạch. Sau đó, hãy đốt các nén hương quý để hương thơm lan tỏa khắp quanh tượng. Khi xong, hãy an trí tượng về chỗ cũ.

Thiện nam tử! Do bởi tắm tượng Phật với phương thức như thế, nên có thể khiến các ông cùng hàng trời người và đại chúng, hiện đời thọ hưởng giàu sang, an vui, không bệnh, và sống lâu. Mọi điều cầu mong, không gì là chẳng toại. Còn bạn bè thân quyến thì thảy đều an ổn. Lìa hẳn tám nạn, vĩnh viễn ra khỏi bể khổ, không thọ thân nữ, và mau thành chính giác.

Khi đã tắm tượng xong, hãy lấy một cái khăn mềm mại mà lau tượng cho sạch. Sau đó, hãy đốt các nén hương quý để hương thơm lan tỏa khắp quanh tượng. Khi xong, hãy an trí tượng về chỗ cũ.

Khi đã tắm tượng xong, hãy lấy một cái khăn mềm mại mà lau tượng cho sạch. Sau đó, hãy đốt các nén hương quý để hương thơm lan tỏa khắp quanh tượng. Khi xong, hãy an trí tượng về chỗ cũ.

Kinh công đức tắm Phật

Khi đã an trí tượng và đốt các loại hương, rồi ở trước tượng, kiền thành chắp tay, và hãy đọc kệ tán thán rằng:

Con nay tắm gội chư Như Lai

Tịnh trí công đức trang nghiêm tụ

Nguyện các chúng sinh đời năm trược

Mau chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Giới định tuệ giải tri kiến hương

Mười phương Phật độ luôn phảng phất

Nguyện khói hương này cũng như vậy

Vô lượng vô biên làm Phật sự

Cũng nguyện ba đường khổ ách dừng

Trừ sạch nhiệt não được mát mẻ

Đạo tâm vô thượng đều phát khởi

Vĩnh rời sông ái lên bờ kia"

Khi Phật thuyết Kinh này xong, lúc bấy giờ trong đại chúng có vô lượng vô biên Bồ-tát đắc Vô Cấu Chính Định. Vô lượng chư thiên chứng đắc trí tuệ không thoái chuyển. Các vị Thanh Văn lập nguyện cầu Phật Đạo. 84.000 chúng sinh đều phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác”.

(Lược trích: Kinh Công đức tắm Phật

Hán dịch: Sa-môn Thích Nghĩa Tịnh đời Đường

Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ưu-bà-tắc Nguyên Thuận)

>Xem thêm video: Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chơn lý Tánh thủy

Kiến thức 14:40 06/04/2024

Bộ Chơn lý, gồm 60 bài viết, là kim chỉ nam, di sản tinh thần thiêng liêng của những người con trong Hệ phái Khất sĩ Việt Nam.

Thất bại là mẹ thành công vậy cha của thành công là gì?

Kiến thức 13:30 06/04/2024

Người ta thường nói “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng họ nói thiếu. Hễ có mẹ là phải có cha. Thất bại là mẹ thành công vậy cha của thành công là gì?

Một cách bảo vệ chánh Pháp

Kiến thức 10:35 06/04/2024

Hiện nay trong tâm bão thông tin liên quan đến Phật giáo, có Phật tử ở xa, mong muốn làm một chuyện gì đó, dù là rất nhỏ để góp phần bảo vệ chánh pháp của Như Lai, thưa hỏi Thầy nên làm gì?

Pháp cú dụ kinh

Kiến thức 10:01 06/04/2024

Kinh Pháp cú thí dụ chép rằng: “Thuở xưa, có một vị Thiên Đế Thích. Khi thấy năm đức lìa khỏi thân và năm tướng suy xuất hiện, ngài tự biết thọ mạng sắp hết, rồi sẽ sinh xuống thế gian và thác vào thai của một con lừa ở trong nhà của một người thợ gốm. Năm tướng suy của chư thiên gồm có:

Xem thêm