Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/05/2020, 11:06 AM

Thông điệp ý nghĩa của Phật đản 2020

Đại lễ Phật đản, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN truyền đi thông điệp nói về tinh thần đoàn kết, nhấn mạnh về đồng thuận xã hội.

 >Thông điệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi tới Phật tử trong mùa Phật Đản

Đúng 6h sáng nay 30/4, tất cả trụ sở các ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và tất cả các chùa, cơ sở tự viện cả nước đồng loạt cử 3 hồi chuông trống Bát nhã, tụng nghi thức Khánh đản và kinh Chuyển pháp luân để bắt đầu tuần lễ kính mừng Phật đản.

Đây cũng là tuần lễ cầu quốc thái dân an, cũng như cầu nguyện để cho bệnh dịch sớm tiêu trừ, cầu nguyện cho mọi người có năng lượng, niềm tin để chúng ta khôi phục, ổn định lao động sản xuất.

Chùa Quán Sứ trang hoàng mừng Phật Đản.

Chùa Quán Sứ trang hoàng mừng Phật Đản.

Hạnh phúc thay, Đức Phật Đản Sinh

Theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, Đại lễ Phật đản năm nay thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 nên không GHPGVN khuyến khích các chùa tổ chức Phật đản trực tuyến, đồng bào phật tử có thể tham dự Phật đản trên điện thoại, mạng xã hội,... Đến ngày 5/4 âm lịch (7/5 dương lịch) là chính lễ thì tại trụ sở chùa Quán Sứ sẽ cử hành nghi lễ trang nghiêm, truyền hình trực tiếp trên các kênh của VTV cab, An Viên... 

"Trong đợt dịch bệnh này việc giảng kinh phật trực tuyến rất phát triển, những bài kinh có vài trăm nghìn người xem. GHPGVN mong muốn truyền tải ứng dụng điện để tránh tụ tập đông người mà vẫn truyền bá được đạo pháp của Phật Giáo", Thượng toạ Thích Đức Thiện chia sẻ.

Thượng toạ Thích Đức Thiện cũng cho hay, hôm nay là ngày đầu tiên của Đại lễ Phật đản, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN truyền đi thông điệp nói về tinh thần đoàn kết, nhấn mạnh về đồng thuận xã hội. Qua đó thấy được, chiến thắng Covid-19 thời gian qua chính là ở sự đoàn kết, sự đồng thuận, đồng lòng của người dân. Khi Thủ tướng ra chỉ thị thì các tầng lớp xã hội, tôn giáo có sự đồng thuận. Qua đó chúng ta thấy được bản sắc văn hoá và tính ưu việt của xã hội Việt Nam. 

Đại lễ Phật đản, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN truyền đi thông điệp nói về tinh thần đoàn kết, nhấn mạnh về đồng thuận xã hội.

Đại lễ Phật đản, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN truyền đi thông điệp nói về tinh thần đoàn kết, nhấn mạnh về đồng thuận xã hội.

Phật Đản online, nhớ Vesak Tam Chúc

 "Để dạy người dân nước Vajji chống giặc, xây dựng đất nước được cường thịnh, Đức Phật đã chỉ dạy ngài Ananda: “Này Ananda, khi nào nhân dân nước Vajji tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ananda, nhân dân nước Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm….

Này Ananda, khi nào nhân dân nước Vajji không tự ý ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được nhà nước ban hành, sống đúng với truyền thống của người dân Vajji như đã ban hành thuở xưa, này Ananda, nhân dân nước Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.

Những lời dạy của Đức Phật về sự đoàn kết, sự đồng thuận xã hội đó được ghi trong Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya), phẩm Đại Bát Niết Bàn vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta ngày hôm nay khi nhân loại đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19, đương đầu với Virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 đã hoành hành trên toàn cầu, tác động sâu sắc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các quốc gia.

Dù là vô hình và siêu nhỏ, song SARS-CoV-2 đã làm cho hơn hai triệu người bị nhiễm bệnh và hàng vạn người tử vong. Nó đã thực sự làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Nhân loại thực sự phải thức tỉnh trước đại dịch này. Mỗi quốc gia, mỗi công dân của một đất nước đều phải trở về với hành động chính niệm trong sự tỉnh thức, nhìn nhận về văn hóa sinh hoạt, về ý thức đồng thuận trong xã hội và trên hết là phải học tập theo các công dân Vajji thời Đức Phật", trích thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2564 của Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN.

 >Xem thêm video: Ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm